Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của tháp giải nhiệt nước

Để giúp máy móc trong nhà xưởng được giảm nhiệt tối đa, từ đó cho hiệu quả làm việc tối ưu, nhiều doanh nghiệp hiện đã lựa chọn sử dụng tháp hạ nhiệt. Và để thiết bị cho khả năng làm mát cao nhất, người dùng cần hiểu rõ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của tháp giải nhiệt nước.

Thông tin chi tiết về đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của tháp giải nhiệt sẽ được chia sẻ ngay dưới đây. Hy vọng nhờ đó quý khách có thể lựa chọn và sử dụng, bảo dưỡng thiết bị làm mát nước này cho khả năng làm việc ổn định, bền bỉ.

Cấu tạo của tháp giải nhiệt nước gồm các bộ phận nào?

Tháp có cấu trúc nhẹ và là một hệ thống khép kín hoàn chỉnh với linh kiện chuẩn hóa, giúp việc lắp đặt và vận chuyển dễ dàng hơn. Các bộ phận cơ bản của tháp hạ nhiệt bao gồm:

Vỏ tháp: được cấu tạo từ chất liệu sợi thủy tinh nhẹ, không gỉ sét, chống lão hóa, chống thấm nước, cho tuổi thọ dài lâu. Mỗi loại tháp giải nhiệt tròn và tháp giải nhiệt vuông sẽ có thiết kế vỏ tháp khác nhau nhưng đều sở hữu những đặc điểm cơ bản như trên.

Cấu tạo tháp giải nhiệt nước

Đầu phun: thực hiện phun nước xoay vòng theo chiều kim đồng hồ để phân bố đều nước trên bề mặt tấm giải nhiệt, cho hiệu quả làm mát nước tối ưu. Đầu phun cho các model tháp có công suất thấp là chất liệu nhựa ABS bền chắc, các model công suất cao sử dụng chất liệu hợp kim nhôm chống gỉ sét, bền bỉ cùng thời gian.

Cánh quạt:phụ kiện tháp giải nhiệt sử dụng chất liệu nhựa ABS hoặc hợp kim nhôm chống gỉ, được thiết kế cân đối, vận hành êm ái, có khả năng điều chỉnh lượng gió theo nhu cầu cần thiết của thiết bị, cho công suất làm việc tối ưu.

Tấm giải nhiệt: được làm từ màng nhựa PVC siêu bền, có thiết kế bề mặt hình sóng, sắp xếp chéo nhau để phân bố nước đều, chống đóng cặn bẩn, cho năng suất giải nhiệt cao.

Các bộ phận khác: động cơ, hộp số, đế bồn, thiết bị chống ồn,…

Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt nước

Tháp giải nhiệt nước là thiết bị làm mát nước hoạt động theo nguyên lý tạo mưa và giải nhiệt bằng gió. Cụ thể là ban đầu nước cần làm mát từ máy móc trong nhà xưởng sẽ được đưa vào hệ thống tháp giải nhiệt. Sau đó, lượng nước này sẽ được phun thành dạng mưa, rơi xuống bề mặt tấm giải nhiệt và tản đều trên đó. Cùng thời điểm này, không khí từ bên ngoài sẽ được đưa vào phần dưới tháp và đẩy lên trên theo phương thẳng đứng. Khi luồng không khí lạnh tiếp xúc với nước nóng, hơi nước sẽ bị cuốn lên cao, đưa ra môi trường bên ngoài tháp hạ nhiệt. Cuối cùng, phần nước đã được hạ nhiệt sẽ rơi xuống đế bồn chứa nước, được dẫn qua hệ thống ống nối để đưa tới làm mát cho máy móc trong nhà xưởng.


Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt nước

Một số ứng dụng của tháp giải nhiệt nước

Các sản phẩm tháp giải nhiệt Tashin, tháp hạ nhiệt Liang Chi,… được sử dụng để hạ nhiệt cho những hệ thống có nhiệt lượng tỏa ra lớn, có khả năng làm mát bằng nước và không yêu cầu nhiệt độ làm mát phải chính xác. Cụ thể là thiết bị được ứng dụng cho các ngành như:

– Ngành điện lạnh: sản xuất điều hòa, nước đá, đồ đông lạnh, làm mát bể nước, bình ngưng.

– Ngành thực phẩm: chế biến thủy hải sản, thịt gia súc, gia cầm, nông sản,…

– Ngành nhựa: làm mát máy ép nhựa, lô cán nilon sản xuất bao bì nhựa,…

– Ngành luyện kim: làm mát các lô cán thép, cán nhôm, giải nhiệt trong quá trình sản xuất phôi thép,…

– Một số ngành khác: dược phẩm, cáp điện, sản xuất rượu bia, phát điện, xử lý nước,…

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp quý khách phần nào hiểu được về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của tháp giải nhiệt nước, từ đó đưa ra quyết định chọn mua, sử dụng thiết bị chính xác nhất. Mọi câu hỏi cần được tư vấn kỹ hơn về thiết bị này, quý khách vui lòng liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để được hỗ trợ giải đáp kịp thời.