Điều chỉnh độ pH của nước – phương pháp kiểm soát cáu cặn tháp giải nhiệt hiệu quả

Tình trạng cáu cặn trong tháp hạ nhiệt có thể gây ra khá nhiều hệ lụy không mong muốn như: tắc nghẽn đường ống, thiết bị, làm giảm hiệu quả làm mát nước,… Và tìm một biện pháp kiểm soát cáu cặn tháp giải nhiệt hiệu quả sẽ giúp chúng ta đảm bảo được hiệu suất làm mát của thiết bị. Một giải pháp đang được áp dụng ở khá nhiều doanh nghiệp hiện nay chính là điều chỉnh độ pH của nước.

Vậy phương pháp ngăn ngừa cáu cặn trong tháp hạ nhiệt bằng cách điều chỉnh độ pH được thực hiện như thế nào? Một số thông tin chia sẻ ngay sau đây hy vọng sẽ giúp quý khách có được cái nhìn chi tiết hơn về vấn đề này và biết cách sử dụng, bảo quản tháp giải nhiệt cooling tower đúng chuẩn.

Tham khảo thêm 👉 Tần suất bảo dưỡng tháp giải nhiệt nước như thế nào tốt nhất?

pH và chỉ số bão hòa của nước là gì?

pH là thước đo tính axit/bazơ của nước với phạm vi đo trong khoảng 0 – 14, 7 là trung tính. Nếu chỉ số pH của nước dưới 7 cho thấy nước thuộc môi trường axit, còn độ pH lớn hơn 7 cho biết nước thuộc môi trường bazơ (kiềm). Mỗi mức trong phạm vi đo lường đại diện cho sự thay đổi 10 lần nồng độ axit/bazơ trong nước. Khi độ pH của nước dưới 8.3 thì hầu hết các hợp chất kiềm trong nước ở dạng bicarbonat, không hình thành cáu cặn. Tuy nhiên, nếu độ pH của nước tăng lên trên 8.3 thì các hợp chất kiềm sẽ chuyển từ bicarbonate sang carbonat và cáu cặn bắt đầu hình thành.

Kiểm soát cáu cặn tháp giải nhiệt bằng cách điều chỉnh độ pH của nước

Kiểm soát cáu cặn tháp giải nhiệt bằng cách điều chỉnh độ pH của nước

Chỉ số bão hòa của nước còn được gọi là chỉ số Langlier Saturation (LSI). Đây là thước đo sự ổn định của nước liên quan đến sự hình thành cáu cặn. Khi LSI dương thì nước sẽ có xu hướng hình thành cáu cặn, và khi LSI âm thì nước sẽ có xu hướng ăn mòn. LSI từ 0 – 1,0 được coi là ổn định, ít gây ảnh hưởng tới hoạt động và độ bền của tháp giải nhiệt cooling tower trong nhà máy, khu công nghiệp.

Nhìn chung, khi độ pH biểu thị môi trường axit thì khả năng ăn mòn sẽ tăng và khi độ pH biểu thị môi trường kiềm thì khả năng đóng cặn tăng. Từ thông tin trên, có thể thấy kiểm soát độ pH là công việc rất quan trọng đối với các chương trình xử lý nước làm mát để đảm bảo chỉ số bão hòa của nước luôn ở mức ổn định, ngăn chặn nguy cơ tháp hạ nhiệt bị ăn mòn hay cáu cặn.

Cách kiểm soát cáu cặn tháp giải nhiệt bằng điều chỉnh độ pH

Giảm độ pH đồng nghĩa với việc điều chỉnh nước thành môi trường axit và sẽ làm giảm khả năng hình thành cáu cặn. Phương pháp này thực hiện khá đơn giản và tiết kiệm chi phí, bạn chỉ cần bổ sung axit vào nước tuần hoàn là được. Lý do là vì axit có khả năng hoán đổi chất hình thành cáu cặn thành những hợp chất dễ hòa tan. Acid sulfuric (H2SO4) và acid clohydric (HCl) là hai loại axit thường được sử dụng để kiểm soát hiện tượng hình thành cáu cặn canxi cacbonat trong tháp giải nhiệt Liang Chi, tháp hạ nhiệt Tashin. Axit sẽ được đưa vòa hệ thống bằng bơm định lượng, kiểm soát tự động dựa trên độ pH của nước. Thông thường, axit sunfuric được sử dụng ở nồng độ 93-98% còn axit clohydric được sử dụng ở nồng độ 28-36%.

Chỉ số bão hòa Langlier và chỉ số bão hòa Ryznar cũng được sử dụng khi thiết lập hệ thống điều chỉnh pH nhằm kiểm soát cáu cặn tháp giải nhiệt nước. Thực tế chúng ta chỉ cần điều chỉnh độ pH của nước sao cho duy trì chỉ số LSI hơi dương, + 0.2 đến + 0.5, (RSI giữa 5.0 và 6.0) để đối phó với tình trạng cáu cặn trong hệ thống tuần hoàn.

Chú ý: nếu bổ sung quá nhiều axit vào hệ thống tuần hoàn nước của tháp giải nhiệt sẽ làm giảm mạnh độ pH của nước và gây ăn mòn kim loại. Do đó, chúng ta cần kiểm soát độ pH thích hợp để tạo ra môi trường phù hợp cho việc chống cáu cặn và ăn mòn hiệu quả.

Hy vọng thông tin chia sẻ trên đây đã giúp quý khách có thể kiểm soát cáu cặn tháp giải nhiệt hiệu quả bằng cách điều chỉnh độ pH của nước. Và nếu có câu hỏi cần được giải đáp kỹ hơn về cách sử dụng, bảo trì thiết bị này, quý khách vui lòng liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ kịp thời, miễn phí.