Một vài thông số quan trọng của nước trong hệ thống tháp giải nhiệt

Ngoài những thông số về hiệu quả làm mát để thiết kế hệ thống tháp giải nhiệt thì chất lượng nước đầu vào luôn là yếu tố quan trọng nhất để các chủ đầu tư quyết định phương pháp xử lý nguồn nước. Và những thông số của nước tháp hạ nhiệt là: độ dẫn điện, tổng chất rắn hòa tan, độ pH, chỉ số bão hòa,…

Ngay sau đây chúng tôi xin chia sẻ với quý khách những thông tin sơ bộ về các thông số của nước giải nhiệt. Hy vọng nhờ đó các bạn có thể hiểu hơn về chất lượng nước và đưa ra được giải pháp xử lý nước làm mát phù hợp.

Bạn nên xem:

👉 Các biện pháp cải thiện hiệu quả làm mát của tháp giải nhiệt nước

👉 Hướng dẫn cách lắp đặt tháp giải nhiệt nước đạt chuẩn chất lượng

Độ dẫn điện và tổng chất rắn hòa tan

Độ dẫn điện của nước là một chỉ số tính về độ tinh khiết của nguồn nước. Muối và các chất hòa tan trong nước có thể vỡ ra thành các ion dương và ion âm. Các ion tự do dẫn điện trong nước nên độ dẫn điện của nước phụ thuộc vào nồng độ của các ion. Bởi vậy, độ dẫn điện có mối quan hệ trực tiếp với lượng chất rắn hòa tan trong nước. Thực tế nghiên cứu cho thấy nước cất gần như là một chất cách điện vì có hàm lượng khoáng chất thấp, trong khi đó nước mặn lại là một chất dẫn điện hiệu quả.

hệ thống tháp giải nhiệt

Thông số tổng lượng chất rắn hòa tan của nước tháp giải nhiệt

Sự hiện diện của các loại muối hòa tan trong nước (chất rắn hòa tan) không liên quan tới khả năng làm mát của nước. Tuy nhiên, có một vấn đề là các chất rắn hòa tan này có thể phản ứng, kết hợp với nhau để tạo thành kết tủa khoáng, không tan trên bề mặt truyền nhiệt và gọi là cáu cặn. Cáu cặn này sẽ ngày càng tích tụ nhiều hơn, làm ảnh hưởng tới khả năng truyền nhiệt và áp lực nước của thiết bị. Mục tiêu duy trì trong hầu hết các hệ thống tháp hạ nhiệt chính là giảm sự hình thành cáu cặn. Độ dẫn điện của nước còn được sử dụng là giá trị kiểm soát tình trạng cáu cặn khi mối quan hệ giữa độ dẫn diện và tổng chất rắn hòa tan đã được xác định.

Độ pH của nước trong hệ thống tháp giải nhiệt

Chỉ số pH là chỉ số xác định tính chất hóa học của nước với thang đo từ 0-14. Về lý thuyết, nước có pH = 7 là trung tính, pH < 7 là môi trường mang tính axit, pH > 7 là môi trường mang tính kiềm (bazơ). Nhìn chung, khi độ pH biểu thị môi trường axit thì khả năng ăn mòn tăng và khi độ pH biểu thị môi trường kiềm thì khả năng đóng cặn tăng. Kiểm soát được độ pH của nước đưa vào hệ thống tuần hoàn sẽ đảm bảo được chất lượng nước, ngăn chặn được nguy cơ ăn mòn, cáu cặn cho thiết bị.

Độ cứng của nước trong hệ thống giải nhiệt

Độ cứng của nước được quyết định bởi hàm lượng các chất khoáng hòa tan trong nước, chủ yếu là các muối có chứa ion Canxi và Magie. Độ cứng được chia thành 2 loại là độ cứng tạm thời (độ cứng carbonat) và độ cứng vĩnh viễn (độ cứng phi carbonat). Độ cứng của nước chịu trách nhiệm cho sự lắng đọng của cáu cặn carbonat canxi trong đường ống và tháp hạ nhiệt. Để thiết bị có thể làm việc hiệu quả, người dùng cần tìm các biện pháp kiểm soát chỉ số này.

Chỉ số bão hòa của nước

Chỉ số bão hòa (còn được gọi là chỉ số Langlier Saturation) – là thước đo của sự ổn định các loại nước liên quan tới hình thành cáu cặn. Khi chỉ số bão hòa dương thì nước có xu hướng hình thành cáu cặn, còn khi chỉ số này âm thì nước có xu hướng ăn mòn. Khi chỉ số bão hòa của nước trong tháp giải nhiệt Tashin hay tháp hạ nhiệt Liang Chi từ 0 – 1,0 thì được coi là ổn định.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp quý khách hiểu hơn về các thông số của nước trong hệ thống tháp giải nhiệt. Nếu muốn được tư vấn kỹ hơn về chủ đề này, quý khách vui lòng liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe giải đáp miễn phí, kịp thời.