Nguyên nhân của hiện tượng ăn mòn tháp giải nhiệt công nghiệp là gì?

Ăn mòn là hiện tượng thường gặp trong tháp hạ nhiệt nước và gây ra khá nhiều hệ lụy đối với hệ thống tuần hoàn. Tuy nhiên, phần đông người dùng hiện nay lại không nắm được nguyên nhân của hiện tượng ăn mòn tháp giải nhiệt công nghiệp để đưa ra biện pháp khắc phục tối ưu.

Xem thêm: Các lỗi thường gặp của bơm nước tháp giải nhiệt và biện pháp khắc phục

Vì vậy bài viết dưới đây xin chia sẻ với quý khách về nguyên nhân của tình trạng ăn mòn tháp làm mát nước và biện pháp khắc phục hiệu quả hiện tượng này. Mong rằng nhờ vậy quý khách có thể đảm bảo được hiệu quả làm việc và độ bền của tháp giải nhiệt cooling tower.

Ăn mòn gây ra hậu quả gì đối với tháp hạ nhiệt?

Ăn mòn là phản ứng hóa học hoặc điện hóa của kim loại với môi trường xung quanh và dẫn tới hiện tượng phá hủy kim loại, hình thành gỉ sét. Nếu các bộ phận của tháp hạ nhiệt làm từ vật liệu thép cacbon thì hiện tượng ăn mòn sẽ diễn ra rất nhanh và nghiêm trọng.

Tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt

Tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt

Hiện tượng ăn mòn sẽ gây mất mát kim loại và hình thành gỉ sét trên các bộ phận của tháp hạ nhiệt nước như đường ống, van, lọc,… Bên cạnh đó, các bộ phận chuyển động như cánh quạt, bơm, trục,… cũng bị hao mòn, hoạt động kém hiệu quả và từ đó làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt của tháp làm mát nước.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt công nghiệp

Lượng oxy hòa tan trong nước: đây là điều kiện cần để phản ứng ăn mòn diễn ra. Nếu lượng oxy hòa tan trong nước càng nhiều thì hiện tượng ăn mòn càng xảy ra nhanh và mạnh hơn.

Tổng chất rắn hòa tan trong nước: nước tuần hoàn tháp giải nhiệt cooling tower có lượng chất rắn hòa tan cao thì sẽ có độ dẫn điện cao, dễ dẫn tới phản ứng điện hóa kim loại, dễ gây ăn mòn.

Sự tăng trưởng của vi sinh vật: tình trạng lắng đọng các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong tháp giải nhiệt nước có thể gây ra hiện tượng rỗ khí, ăn mòn hợp kim. Vi sinh vật tăng trưởng cũng thúc đẩy cơ chế hình thành phản ứng ăn mòn. Ngoài ra, sản phẩm của một số vi sinh vật là khí H2S cũng gây ăn mòn trong hệ thống tháp làm mát nước.

Cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt

Cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt

Nhiệt độ: mỗi khi nhiệt độ nước tuần hoàn tăng từ 14-17°C thì tỷ lệ ăn mòn trong tháp giải nhiệt công nghiệp tăng lên gấp đôi.

Vận tốc dòng chảy: khi vận tốc dòng chảy của nước trong hệ thống tuần hoàn cao thì sẽ làm tình trạng ăn mòn diễn biến nghiêm trọng hơn vì dòng nước mang theo oxy vào kim loại và mang đi sản phẩm của ăn mòn rất nhanh. Còn khi vận tốc dòng chảy thấp thì các chất lơ lửng lắng đọng trong tháp có thể hình thành các tế bào ăn mòn, làm tăng nguy cơ ăn mòn.

Các chất gây ô nhiễm: một số chất gây ô nhiễm trong nước tuần hoàn như H2S và NH3 có thể khiến tình trạng ăn mòn diễn ra nhanh hơn và mạnh hơn.

>>> Giải pháp khắc phục ăn mòn tháp giải nhiệt

Trên đây là thông tin chia sẻ về một số nguyên nhân gây ra hiện tượng ăn mòn tháp giải nhiệt công nghiệp, hy vọng sẽ hữu ích với quý khách. Và nếu có câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp kỹ hơn về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ hotline 0912 370 282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ tư vấn miễn phí, kịp thời.