Thực trạng và các dạng ăn mòn tháp giải nhiệt

Trong quá trình hoạt động, tháp hạ nhiệt nước có thể gặp phải nhiều vấn đề khác nhau như cáu cặn hoặc kết bám rong tảo,… Và ăn mòn tháp giải nhiệt là một trong những hiện tượng thường gặp nhất, gây khá nhiều ảnh hưởng xấu cho hoạt động ổn định bình thường của thiết bị này.

Vậy tình trạng ăn mòn gây ra những ảnh hưởng gì đến hoạt động của tháp hạ nhiệt? Hiện có các dạng ăn mòn nào? Một số thông tin chia sẻ ngay sau đây hy vọng sẽ giúp quý khách có được cái nhìn chi tiết hơn cho vấn đề trên.

Bạn nên xem:

👉 Cách loại bỏ dư lượng silic trong nước tuần hoàn tháp giải nhiệt

👉 Tháp giải nhiệt nước góp phần bảo vệ môi trường

Ăn mòn tháp hạ nhiệt gây hậu quả gì?

Ăn mòn là sự phá hủy kim loại do phản ứng hóa học hoặc điện hóa giữa kim loại với môi trường xung quanh. Kết quả của quá trình ăn mòn là kim loại bị mất mát và hình thành gỉ sét. Trong các hệ thống giải nhiệt, người ta thường sử dụng kim loại thép cacbon và đây là vật liệu dễ bị ăn mòn nhất. Ngoài ra, các kim loại khác nói chung như đồng, hợp kim nhôm hay thép chống gỉ cũng sẽ vẫn xảy ra quá trình ăn mòn nhưng diễn ra chậm hơn. Tuy nhiên, nếu trong nước tuần hoàn có sự hiện diện của NH3 hoặc H2S thì các kim loại trên còn bị ăn mòn nhanh hơn thép cacbon.

ăn mòn tháp giải nhiệt

Ăn mòn tháp giải nhiệt làm giảm hiệu quả làm việc và độ bền của thiết bị

Tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt sẽ gây ra hậu quả là giảm khả năng truyền nhiệt, làm chậm dòng chảy do tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ hệ thống đường ống, van, lọc nước tuần hoàn,… Ngoài ra, nếu các linh kiện tháp giải nhiệt như bơm, trục, cánh quạt,… bị ăn mòn thì cũng ảnh hưởng tới hiệu suất trao đổi nhiệt của tháp, làm lãng phí năng lượng và tốn kém chi phí bảo dưỡng, sửa chữa của người dùng.

Các dạng ăn mòn tháp giải nhiệt nước

– Ăn mòn đều: tình trạng ăn mòn xuất hiện trên toàn bộ bề mặt kim loại và các oxit sắt tạo nguồn lực chính cho quá trình này.

– Ăn mòn rỗ: xuất hiện ở từng khu vực nhỏ của kim loại nhưng có thể làm xuyên thủng kim loại chỉ trong thời gian ngắn. Nguồn lực chính của dạng ăn mòn này là khí oxy hòa tan trong nước tuần hoàn tháp hạ nhiệt.

– Ăn mòn tiếp xúc: xuất hiện khi hai kim loại khác nhau tiếp xúc nhau, kim loại hoạt động mạnh hơn sẽ bị ăn mòn nhanh hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ăn mòn tháp hạ nhiệt

– Lượng oxy hòa tan trong nước.

– Độ kiềm và axit: nước kiềm thấp sẽ lấy các axit từ không khí và hòa tan kim loại thành lớp màng oxit bảo vệ kim loại, còn nước kiềm cao thì hình thành oxit kim loại nhiều hơn.

– Sự tăng trưởng của vi sinh vật: các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong nước tuần hoàn do sự tăng trưởng của vi sinh vật sẽ gây rỗ khí, ăn mòn các hợp kim.

– Tổng chất rắn hòa tan trong nước: nước tuần hoàn tháp giải nhiệt cooling tower có độ dẫn điện càng cao thì càng dễ gây ăn mòn vì nó tạo khả năng phản ứng điện hóa cao.

– Vận tốc dòng chảy: nếu vận tốc dòng chảy của nước cao thì sẽ làm tăng quá trình ăn mòn vì mang theo oxy vào kim loại và mang đi sản phẩm của ăn mòn. Khi vận tốc dòng chảy thấp thì các chất lơ lửng cũng có thể lắng đọng hình thành các tế bào ăn mòn cục bộ, làm tăng sự ăn mòn.

– Nhiệt độ: mỗi khi nhiệt độ nước tuần hoàn tăng từ 14 – 17°C thì tỷ lệ ăn mòn tăng lên gấp đôi.

​- Một số chất gây ô nhiễm như H2S và NH3 có thể gây ăn mòn trong hệ thống.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt, hy vọng sẽ hữu ích với quý khách. Mọi câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp kỹ hơn về vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ kịp thời, miễn phí.