Xử lý nước đầu vào kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt

Trong quá trình sử dụng, hệ thống tháp giải nhiệt có thể gặp phải tình trạng bị bám cặn với nhiều loại cặn khác nhau như: cặn cứng, tạp chất, cặn hữu cơ, cặn vi sinh,… gây tắc nghẽn đường ống, ảnh hưởng tới hiệu quả hạ nhiệt của thiết bị. Do đó, các doanh nghiệp buộc phải nhờ tới các biện pháp kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt, tiêu biểu là xử lý nước đầu vào.

Phương pháp xử lý nước đầu vào được thực hiện như thế nào để giải quyết vấn đề cáu cặn trong tháp giải nhiệt cooling tower? Một số thông tin chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp quý khách hiểu hơn về biện pháp này, giúp tháp làm mát nước có thể đạt hiệu suất làm việc cao nhất.

Bạn nên xem:

👉 Tìm hiểu về vấn đề cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt

👉 Cách diệt sạch rong rêu trong hệ thống tháp giải nhiệt nước

Đặc điểm hệ thống nước tuần hoàn trong tháp hạ nhiệt

Nước chính là chất trung gian nhận nhiệt dư thừa từ máy móc, trang thiết bị trong nhà xưởng để đưa tới tháp giải nhiệt với mục đích làm mát. Sau đó, nước mát sẽ được đưa lại nhà xưởng để giải nhiệt cho các loại máy móc trong đó. Hệ thống tháp giải nhiệt vì là hệ thống hở nên dù nước đầu vào có được xử lý hay chưa thì chỉ sau một thời gian đưa vào sử dụng, nước tuần hoàn sẽ dần biến chất. Lý do là vì hoạt động bay hơi hơi nước, kết hợp với bụi bẩn rơi vào tháp sẽ làm nồng độ các chất khoáng tăng dần, vượt quá giới hạn cho phép trong tháp hạ nhiệt, làm xuất hiện tình trạng ăn mòn và đóng cặn trên bề mặt trao đổi nhiệt. Hiện tượng này có thể dẫn tới nhiều hệ lụy như máy móc bị ngừng đột ngột, hiệu quả làm mát giảm đi, lượng nước sử dụng tăng cao, tăng chi phí vận hành và bảo trì hệ thống, giảm tuổi thọ của tháp và đường ống,…

kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt

Làm mềm nước cho hệ thống tháp giải nhiệt để ngăn chặn cáu cặn hình thành

Vì vậy, các doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm những giải pháp kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt hiệu quả, tiêu biểu là xử lý nước đầu vào.

Phương pháp xử lý nước đầu vào giúp kiểm soát cáu cặn

Xử lý nước đầu vào là phương pháp làm mềm nước, khử kiềm và trao đổi ion để loại bỏ các chất khoáng gây cáu cặn trong nước cấp trực tiếp vào tháp giải nhiệt công nghiệp. Cụ thể là:

Làm mềm nước: là phương pháp thay thế các ion magie và canxi trong nước bằng các ion natri để loại bỏ các tác động tiêu cực của nước cứng. Khi thực hiện, bạn chỉ cần cho nước cứng chảy qua một lớp các hạt nhựa được gắn ion natri. Khi nước chảy qua, các ion magie và canxi sẽ thế chỗ của ion natri và ion natri được hòa vào trong nước, giúp giảm độ cứng của nước hiệu quả. Đây là phương pháp xử lý nước khá đơn giản và dễ duy trì vì không tốn kém nhiều thời gian, chi phí cũng như công sức thực hiện.

Khử kiềm: là phương pháp xử lý tương tự như làm mềm nước cho các hệ thống tháp hạ nhiệt. Với phương pháp này, nước cấp vào tháp làm mát nước sẽ được chảy qua một giá nhựa xử lý, nơi các chất kiềm trong nước sẽ được giữ lại nhờ một quá trình trao đổi hóa học.

Trao đổi ion: là phương pháp loại bỏ ion canxi và magie trong nước tuần hoàn tháp giải nhiệt nước Tashin hay tháp hạ nhiệt Liang Chi bằng cách thay thế chúng với một lượng ion natri tương đương. Không giống các phương pháp làm mềm nước đơn giản, đây là biện pháp trao đổi ion hỗn hợp bao gồm cation và anion, giúp loại bỏ kim loại, kiểm soát độ kiềm, loại bỏ tình trạng ăn mòn, cáu cặn cứng, tạo bọt trong hệ thống.

Trên đây là thông tin chi tiết về phương pháp xử lý nước đầu vào giúp kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt công nghiệp, hy vọng sẽ hữu ích cho quý khách. Để được tư vấn chi tiết hơn về cách sử dụng, bảo dưỡng thiết bị này, quý khách có thể liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 và nghe hỗ trợ kịp thời, miễn phí.