Tháp giải nhiệt đang được nhiều xưởng sản xuất công nghiệp chọn lựa bởi nhiều lợi ích mà chúng đem lại. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có nhiều model tháp giải nhiệt khiến người dùng khó khăn trong việc chọn lựa sản phẩm phù hợp và vẫn còn phân vân về công dụng tháp giải nhiệt. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Tháp giải nhiệt là gì?
Tháp giải nhiệt còn có tên gọi khác là tháp tản nhiệt, tháp làm mát. Đây là thiết bị được sử dụng để làm giảm nhiệt độ của dòng nước đầu vào bằng cách trích nhiệt từ nước và thải ra ngoài môi trường theo hình thức bay hơi. Nhờ nhiệt lượng cao được trích xuất ra bên ngoài nên lượng nước còn lại trong tháp được làm mát đáng kể so với phương pháp làm mát truyền thống.
Phân loại tháp làm mát
Tùy thuộc vào công năng, công dụng tháp giải nhiệt cũng như hình thức, kích thước mà tháp giải nhiệt được phân thành nhiều loại khác nhau, cụ thể như:
– Dựa theo cơ chế tuần hoàn nguồn nước:
Thiết bị được chia ra thành 3 loại:
+ Tháp làm mát tuần hoàn kín: Là loại tháp tản nhiệt không loại bỏ nguồn nước sau khi thực hiện quy trình làm mát mà sẽ giữ lại một lượng nhất định bên trong đường ống.
+ Tháp hạ nhiệt tuần hoàn hở: Nước tuần hoàn bị hao hụt do bay hơi sẽ được cấp bù lại bằng một lượng nước tương đương, nên chất lượng cũng sẽ thay đổi liên tục.
+ Tháp giải nhiệt không tuần hoàn: Tháp lấy nước từ những nơi có trữ lượng lớn như từ ao, hồ, sông suối vì thiết bị không tái sử dụng nguồn nước nên cần sử dụng nguồn nước rẻ để tiết kiệm chi phí.
– Dựa theo hình dáng thiết kế
Theo hình dáng thiết kế, tháp làm mát được chia thành 2 loại đó là:
+ Tháp làm mát vuông: Được thiết kế theo cấu trúc hình khối giúp cho việc lắp đặt, vệ sinh bảo dưỡng trở nên dễ dàng hơn. Người dùng dễ dàng kết hợp sản phẩm với nhiều model khác nhau để tạo thành một tổ hợp cho hiệu suất làm việc cao.
+ Tháp giải nhiệt tròn: Được thiết kế theo dạng hình tròn, có độ bền cao khi được cấu thành từ nhiều vật liệu tốt nên có thể được sử dụng trong điều kiện môi trường thời tiết khắc nghiệt.
– Dựa theo nguyên lý làm việc
Được chia thành:
+ Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học: Thiết bị sử dụng vòng quạt lớn để hút khí cưỡng bức trong nước lưu thông để tăng thời gian tiếp xúc giữa nước và không khí.; tỷ lệ giải nhiệt của sản phẩm sẽ phụ thuộc vào đường kính, tốc độ của quạt và khối đệm trở lực.
+ Tháp làm mát đối lưu tự nhiên: Sử dụng sự chênh lệch nhiệt độ với không khí bên ngoài và bên trong để làm mát nước. Khí nóng sẽ bay lên trên, khí mát bên ngoài sẽ đi vào đáy tháp để tiếp tục làm mát.
Với từng tiêu chí phân loại riêng sẽ giúp người dùng có thể tìm mua được dòng tháp giải nhiệt phù hợp với yêu cầu công việc đặt ra. Và với những thương hiệu lớn hiện nay: tháp giải nhiệt Tashin, LiangChi, Alpha,… với nhiều dòng sản phẩm khác nhau, giá thành, đảm bảo tối ưu công việc đặt ra.
Công dụng tháp giải nhiệt mà bạn nên biết
- Nâng cao hiệu quả làm việc, tăng doanh thu cho doanh nghiệp
Các thiết bị máy móc trong nhà xưởng khi vận hành sẽ sinh ra nguồn nhiệt lớn đặc biệt vào mùa hè. Điều này, khiến cho lượng dầu/nhớt bôi trơn nhanh hết. Nếu như tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Chính vì thế, các xưởng sản xuất công nghiệp nên lắp đặt cho nhà xưởng của mình một model làm mát để giảm lượng nhiệt trong nhà xưởng cũng như tăng năng suất lao động
- Kéo dài tuổi thọ máy móc và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng
Các thiết bị máy móc trong nhà xưởng khi được hạ nhiệt không chỉ giúp tăng năng suất lao động mà còn tiết kiệm chi phí, bảo dưỡng máy móc thường xuyên, tăng tuổi thọ cho thiết bị.
Ứng dụng tháp giải nhiệt trong cuộc sống
Sản phẩm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
– Ngành thủy hải sản: Hỗ trợ cho công việc như chế biến và bảo quản thủy- hải sản.
– Ngành điện lạnh: Phục vụ cho nhu cầu sản xuất hoạt động của điều hòa, hỗ trợ sản xuất nước đá.
– Ngành nhựa: Làm mát cho máy ép nhựa, công nghiệp sản xuất bao bì để hạn chế tình trạng chập cháy.
– Một số lĩnh vực khác như: Chế biến thực phẩm, xử lý nước, làm mát lò phản ứng trong quá trình công nghiệp hóa,…
Với những thông tin trên đây về khái niệm, phân loại, công dụng tháp giải nhiệt, hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn. Từ đó giúp bạn lựa chọn cho mình model phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhà xưởng công nghiệp của mình.