Để đánh giá năng suất và chất lượng cây trồng, chúng ta cần xem xét rất nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Trong đó có độ phì nhiêu của đất, đây là chỉ số quan trọng với sự sinh trưởng, phát triển của cây. Vậy thì độ phì nhiêu của đất là gì? Độ phì nhiêu của đất có mấy loại? Hãy cùng thapgiainhiettashin tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Độ phì nhiêu là gì?
Độ phì nhiêu là khả năng mà đất cung cấp các chất cần thiết (vừa đủ, không thiếu cũng không thừa) cho từng loại cây trồng hay một hệ thống cây trồng nào đó để đạt năng suất và chất lượng theo mong muốn.
>>> Bài viết tham khảo: Quần thể là gì? Mối quan hệ của các cá thể sống trong quần thể
Có mấy loại độ phì nhiêu của đất?
Độ phì nhiêu của đất được phân ra thành hai loại chính là: Độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo.
– Độ phì nhiêu tự nhiên được hình thành bởi thảm thực vật tự nhiên, trong quá trình hình thành không có sự can thiệp của con người. Ví dụ: Độ phì nhiêu của đất trong rừng (Vốn tự nhiên nó đã như vậy).
– Còn độ phì nhiêu nhân tạo được hình thành bởi bàn tay của con người. Ví dụ như: Các hoạt động cải tạo đất, cày xới, bón phân sẽ góp phần tạo nên độ phì nhiêu nhân tạo.
Các yếu tố tạo nên độ phì nhiêu
Để tạo nên độ phì nhiêu, cần có sự góp sức của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
Các yếu tố tạo nên độ phì nhiêu
– Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây
– Nhiệt độ và độ ẩm của đất thích hợp. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho cây hô hấp và quang hợp
– Đất thông thoáng, tơi xốp giúp bộ rễ của cây phát triển
– Độ pH của đất phù hợp với cây trồng
– Độ sâu đạt tiêu chuẩn với từng loại cây để cây giữ đủ lượng nước
– Chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho cây trồng
– Không chứa kim loại nặng như:Thủy ngân, asen, crom, đồng, chì,…
– Không chứa chất độc hại cho cây
– Không có cỏ dại, sâu bệnh
Yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất?
Từ các thông tin trên có thể thấy các yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất là: Nước, chất dinh dưỡng và đất không được chứa chất độc hại.
Độ phì nhiêu đất có đặc điểm gì?
Đặc điểm độ phì nhiêu đất
Độ phì nhiêu của đất có các đặc điểm như sau:
– Tùy vào các loại đất khác nhau mà sẽ có độ phì nhiêu khác nhau.
– Đất có độ phì nhiêu cao sẽ giàu mùn và chất dinh dưỡng
– Quá trình hình thành độ phì nhiêu cho đất thường diễn ra rất chậm, mất nhiều thời gian
– Nếu không quản lý tốt độ phì nhiêu cho đất thì sẽ bị suy giảm rất nhanh chóng
– Sử dụng phân bón trên đất có độ phì nhiêu cao thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với đất có độ phì nhiêu thấp
Đất có độ phì nhiêu cao có đặc điểm nào?
Đất có độ phì nhiêu cao sẽ sở hữu những đặc điểm dưới đây. Mời các bạn tham khảo:
– Khả năng giữ chất dinh dưỡng cao, ít bị rửa trôi. Nhờ đó cây trồng có thể hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất
– Có khả năng tự điều chỉnh nên giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cân bằng của cây trồng
– Giữ nước tốt, độ ẩm đất ở mức lý tưởng cho cây
– Thông thoáng, tơi xốp nên giúp bộ rễ của cây phát triển
– Ngay cả khi không bón phân, đất có độ phì nhiêu cao cũng sẽ mang lại hiệu quả đáng kể cho cây trồng. Tuy nhiên, nếu sử dụng thêm phân bón thì năng suất cây trồng sẽ được tăng thêm.
Có thể thấy, đất có độ phì nhiêu cao sẽ giúp tăng đáng kể chất lượng và năng suất cây trồng, ngay cả khi không cần dùng phân bón. Do đó, giúp giảm chi phí và tăng thêm sản lượng cây trồng cho người nông dân.
Thành phần của độ phì nhiêu
Thành phần của độ phì nhiêu gồm các yếu tố sau đây:
– Độ sâu tầng đất thực: Quyết định tới sự phát triển của rễ cây trồng, bởi nếu độ sâu đất thấp thì rễ cây sẽ không phát triển dài để hấp thu nước. Hiện nay, phần lớn đất canh tác yêu cầu tầng đất thực có độ sâu khoảng 1m, không có lớp đất bị nén chặt.
– Cấu trúc đất: Cấu trúc quyết định độ rỗng của đất, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước và không khí cho rễ.
– Phản ứng của đất: Là tính chất, quá trình cân bằng hóa học trong đất.
– Hàm lượng các chất dinh dưỡng: Bao gồm nguyên tố đa lượng, vi lượng, tùy theo nhu cầu của từng loại cây.
– Khả năng giữ chất dinh dưỡng: Khả năng đất giữ lại được chất dinh dưỡng từ phân bón mà không bị rửa trôi do tưới nước hoặc mưa.
– Hàm lượng và chất lượng mùn: Bao gồm một phần chất hữu cơ dễ khoáng hóa.
– Mật độ của hệ vi sinh vật: Hệ vi sinh vật tham gia vào các tiến trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng để cây hấp thụ nhanh chóng và phát triển tốt. Một số vi sinh vật có ích cho cây như: Vi khuẩn lam ở các rễ cây họ đậu giúp cây tổng hợp đạm tốt hơn.
– Hàm lượng các chất ức chế sự phát triển của cây: Các chất hình thành trong tự nhiên như: muối trong đất nhiễm mặn, độc tố nhôm (Al) trong đất chua, phèn,…
Ảnh hưởng của phân bón tới độ phì nhiêu
Người ta có thể tác động tới độ phì nhiêu của đất thông quá quá trình bón phân. Vậy phân bón ảnh hưởng thế nào tới độ phì nhiêu? Theo thapgiainhiettashin thì có cả sự ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp.
Ảnh hưởng trực tiếp
Phân bón có ảnh hưởng trực tiếp tới kết cấu đất. Trong đó, phân bón giúp ổn định kết cấu đất, tăng độ thoáng khí, thậm chí cung cấp vi sinh vật có lợi (Ở một số loại phân bón vi sinh hữu cơ). Nhờ đó đất có khả năng giữ ẩm và chất dinh dưỡng tốt hơn, tơi xốp hơn.
Mặc dù lợi ích mang lại của phân bón đối với đất không phải là nhỏ. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng phân bón ở mức vừa phải, hợp lý và không nên lạm dụng.
Ảnh hưởng gián tiếp
Phân bón ảnh hưởng tới độ chua, độ kiềm của đất: Độ chua hay kiềm của đất được đo lường bởi độ pH. Theo đó, nếu pH đất >7 thì nghĩa là đất ở độ kiềm cao. Còn pH đất <7 chứng tỏ là đất có tính chua. PH đất ở mức 7 thì đồng nghĩa với việc, đất trung tính.
Cây trồng thường thích hợp với với độ pH 6 – 6,5, đất quá chua hay quá kiềm đều không có lợi đối với cây trồng. Khi bón phân, đặc biệt là phân vô cơ (Chứa các chất hóa học) thì độ chua của đất sẽ tăng lên, gây ảnh hưởng xấu tới cây trồng. Chính vì vậy, không nên dùng phân bón quá liều lượng.
Phân bón ảnh hưởng tới hàm lượng dinh dưỡng trong đất: Tùy theo loại phân bón mà loại dinh dưỡng cung cấp thêm cho đất sẽ khác nhau. Ví dụ phân kali, phân lân, phân NPK hay phân hữu cơ sẽ cho ra kết quả khác nhau.
Phân bón ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật đất: Các phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh sẽ bổ sung thêm một số loại vi sinh vật có lợi cho cây trồng hoặc thúc đẩy chúng hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó giúp tăng thêm độ phì nhiêu cho đất.
Ngược lại, phân bón hóa học (Vô cơ) nếu dùng không hợp lý sẽ gây ức chế hoạt động của những vi sinh vật này, thậm chí tiêu diệt chúng.
Nguyên nhân khiến độ phì nhiêu suy giảm
Như đã đề cập ở trên, độ phì nhiêu của đất có đặc điểm là cần thời gian hình thành rất lâu nhưng lại bị suy giảm nhanh chóng nếu không có sự quản lý phù hợp.
Dưới đây, thapgiainhiettashin sẽ đưa ra một số nguyên nhân khiến cho độ phì nhiêu bị suy giảm:
Đất bị mất dinh dưỡng do thu hoạch kéo dài
Dinh dưỡng mà cây có được là nhờ lấy từ đất. Trải qua nhiều lần thu hoạch, đất không được nhận lại những gì vốn có (Như lá cây rụng, rễ sót lại,..) mà lại chỉ bị khai thác. Lâu dần, chất dinh dưỡng có trong đất sẽ bị suy giảm, thậm chí là cạn kiệt.
Đó là chưa kể, tác động xấu mà con người để lại cũng gây hại cho đất. Ví dụ như: Chôn vùi rác thải, bỏ sót túi ni lông, dùng quá mức phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,…
Đất bị xói mòn, rửa trôi
Sau những cơn mưa, nước sẽ cuốn trôi một phần chất dinh dưỡng có trong đất. Nhất là đất ở khu vực rừng núi thì càng dễ bị rửa trôi, xói lở do độ dốc. Do đó mà lượng dinh dưỡng cây nhận được từ đất cũng bị giảm đi.
Sự chuyển đối các chất dinh dưỡng thành dạng khó tiêu
Khi bón phân hóa học quá nhiều, cây sẽ không thể hấp thụ hết. Lúc này, lượng phân hóa học còn sót lại dễ bị chuyển hóa thành chất khó tiêu, đóng cặn sâu trong lớp đất, làm giảm độ phì nhiêu. Điều này thường hay xảy ra với nguyên tố Photpho và các nguyên tố vi lượng khác.
Sự bay hơi
Những ngày nắng nóng kéo dài cũng khiến cho chất dinh dưỡng trong đất bị bay hơi. Đặc biệt là Nitơ. Sự bay hơi này có thể làm giảm tới 50% lượng nước cùng với các chất dinh dưỡng. Từ đó làm giảm độ ẩm và phì nhiêu của đất.
Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu đất hiệu quả
Nếu như biết cách để hạn chế sự suy giảm độ phì nhiêu cũng như làm tăng giá trị dinh dưỡng cho đất thì không chỉ chất lượng mà năng suất cây trồng sẽ được nâng cao đáng kể.
Trồng cây xen canh, luân canh
Trồng cây xen canh, luân canh sẽ giúp hạn chế được sự phát triển của loài cỏ dại, vốn cạnh tranh với nguồn dinh dưỡng của cây trồng. Ngoài ra, nếu trồng xen canh, luân canh cây trồng với các loài cây họ đậu thì sẽ được hưởng lợi bởi các vi sinh vật cố định đạm tồn tại trong nốt sần của loài cây này. Nhờ vậy mà độ phì nhiêu của đất sẽ tăng lên.
Sử dụng phân bón hợp lý
Để tăng độ phì nhiêu thì chúng ta nên dùng các loại phân bón hữu cơ thay thế dần cho phân bón vô cơ. Sự ảnh hưởng của phân bón tới độ phì nhiêu đã được phân tích kỹ lưỡng ở trên.
Không chỉ vậy, bạn còn cần phải dùng phân bón ở một liều lượng hợp lý, vừa phải. Đặc biệt không nên lạm dụng phân bón quá nhiều.
Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Nếu tính trong thời gian ngắn, thuốc bảo vệ thực vật có thể nói là mang lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài thì việc sử dụng các loại thuốc này sẽ gây nhiễm độc cho đất, làm đất bạc màu và nhanh bị thoái hóa. Do vậy, chúng ta vẫn nên hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại.
Cày xới thường xuyên
Sau mỗi mùa vụ, bạn hãy cày xới đất để tăng thêm độ tơi xốp cho cây, giúp cây hấp thụ được chất dinh dưỡng ở lớp đất phía dưới. Điều này sẽ giúp độ phì nhiêu của đất được cải thiện rất nhiều. Sau khi cày xới, bạn cũng có thể bón lót thêm phân hữu cơ cho cây.
>>> Bài viết tham khảo: Công nghiệp hoá là gì? Những tác động của công nghiệp hóa
Trên đây là các thông tin về độ phì nhiêu của đất mà thapgiainhiettashin.com.vn cung cấp cho bạn. Mong rằng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn và trả lời được các câu hỏi xoay quanh độ phì nhiêu của đất. Hãy theo dõi website thường xuyên hơn để cập nhật các kiến thức mới nhất nhé!a