Việt Nam là đất nước nhiệt đới, có khí hậu nóng ẩm quanh năm và chịu sự ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới. Chắc hẳn có không ít người thắc mắc: Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Mùa hạ dải dải hội tụ nhiệt đới có đặc điểm gì? Ngay sau đây, bạn hãy cùng thapgiainhiettashin đi tìm câu trả lời nhé!
Dải hội tụ nhiệt đới là gì?
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết không tốt. Nó được hình thành trong 3 trường hợp sau:
- Do sự hội tụ của gió tín phong từ hai bán cầu (Bán cầu Bắc và bán cầu Nam)
- Do sự hội tụ của tín phong từ một bán cầu và gió tín phong từ bán cầu kia nhưng đang đi đến xích đạo thì đổi hướng thành gió mùa Tây nam
- Do sự hình thành của tín phong hai bán cầu hội tụ với đới gió tây xích đạo mở rộng
>>> Bài viết tham khảo: Độ phì nhiêu của đất là gì? Độ phì nhiêu có mấy loại
Các mô hình dải hội tụ nhiệt đới
Tương ứng với 3 trường hợp hình thành thì cũng có 3 mô hình dải hội tụ nhiệt đới:
Mô hình thứ nhất
Ở mô hình đầu tiên, dải hội tụ nhiệt đới hình thành ở sát Xích Đạo. Địa điểm hình thành dải hội tụ là ở Đại Tây Dương. Loại dải hội tụ này khá phổ biến và có tần suất hình thành cao. Kể cả khi bạn sử dụng bản đồ gió Windy để quan sát thì cũng có thể nhìn thấy khá rõ dải hội tụ này ở thời gian thực.
Trong loại dải hội tụ này, mây tích và mây vũ tích tạo thành một dải có mật độ không đồng đều. Chiều dài của dải mây là rất lớn, cùng với đó là chiều rộng lên tới 200 – 300 m. Cá biệt, có trường hợp, dải mây còn bao quanh gần như cả Trái Đất.
Mô hình thứ hai
Ở mô hình thứ hai, dải hội tụ nhiệt đới hình thành do gió tín phong ở phía Đông Bắc bán cầu hội tụ với gió tín phong Nam bán cầu nhưng đổi hướng tại xích đạo thành gió Tây Nam.
Điểm dễ nhận thấy ở dải hội tụ này là nằm xa Xích Đạo, tạo ra hình ảnh mây xoáy đặc trưng nhờ có lực Coriolis đủ lớn. Khi nhìn các chùm mây xoắn ốc qua vệ tinh, chúng ta có thể phát hiện ra mô hình hội tụ này ngay lập tức.
Đặc biệt, dải hội tụ này rất thường gặp ở khu vực Đông Nam Á và biển Đông. Những xoáy thuận trên dải hội tụ chính là những dấu hiệu ban đầu cho việc hình thành bão ở biển Đông.
Mô hình thứ ba
Mô hình thứ ba là mô hình dải hội tụ kép với dải hội tụ chính ở Bắc Bán Cầu và dải hội tụ phụ ở Nam Bán Cầu. Trong đó, dải hội tụ ở Bắc Bán Cầu diễn ra với cường độ mạnh hơn.
Nếu xét về tần suất xuất hiện thì dải hội tụ theo mô hình thứ ba là ít xảy ra nhất. Nó chỉ xảy ra ở nơi gió Tây Xích Đạo biểu hiện rõ rệt mà thôi.
Đặc điểm dải hội tụ nhiệt đới vào mùa hạ
Vào mùa hạ, do sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời giữa hai chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên kéo theo sự dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới về phía bán cầu.
Ví dụ, vào tháng 7, dải hội tụ dịch chuyển lên bán cầu Bắc vì thời điểm này, bán cầu Bắc đang là mùa hạ. Còn vào tháng 1, dải hội tụ sẽ dịch chuyển xuống bán cầu Nam vì bán cầu này bắt đầu vào mùa hạ.
Sự thật thú vị: Hai bán cầu Nam và bán cầu Bắc luôn có thời tiết trái ngược nhau. Lấy ví dụ đơn giản: Ở Việt Nam – Thuộc bán cầu Bắc vào tháng 7 là mùa hạ với cái nóng như đổ lửa. Còn ở Úc – Thuộc bán cầu Nam lại là mùa đông với những cơn mưa tuyết trắng.
Sự tác động của dải hội tụ nhiệt đới đến Việt Nam
Như đã nói ở trên, Việt Nam là đất nước với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và thường phải chịu sự tác động của dải hội tụ. Đặc biệt là dải hội tụ theo mô hình thứ hai.
Yếu tố góp phần hình thành nên dải hội tụ nhiệt đới tại Việt Nam là gió Tây Nam khô nóng (Hay còn gọi với cái tên “gió Lào”) và gió tín phong từ biển Đông (Thổi theo hướng Đông hoặc Đông Nam).
Dải hội tụ ảnh hưởng tới nước ta trong khoảng thời gian từ tháng 6 tới tháng 9 và gây ra mưa lớn trên diện rộng. Đây chính là lý do mà vào mùa hạ, lượng mưa ở nước ta rất lớn. Đối với các con sông, mùa hạ là mùa lũ về.
Trên các dải hội tụ này còn thường tồn tại các vùng áp thấp, có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Và như bạn đã biết, áp thấp nhiệt đới mà tiếp tục mạnh lên thì có khả năng sẽ trở thành bão. Như vậy, có thể thấy, nguồn cơn ban đầu của các cơn bão không gì khác, chính là dải hội tụ.
So sánh Frông và dải hội tụ nhiệt đới
Vài nét sơ qua về Frông
Frông là mặt ngăn cách 2 khối khí khác biệt nhau về nhiệt độ và hướng gió.
Trên mỗi bán cầu Bắc và Nam, có hai loại Frông là:
- Frông địa cực (FA): ngăn cách khối khí địa cực và khối khí ôn đới
- Frông ôn đới (FP): ngăn cách giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến
Trong đó, khối khí địa cực rất lạnh, khối khí ôn đới mang tính lạnh, còn lại khối khí chí tuyến rất nóng.
Sự giống nhau của Frông và dải hội tụ nhiệt đới
Có thể thấy, Frông và dải hội tụ nhiệt đới đều là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí đi từ các hướng khác nhau.
Frông khác dải hội tụ nhiệt đới ở điểm nào?
Tiêu chí | Frông | Dải hội tụ nhiệt đới |
Khối khí | Frông là sự tiếp xúc giữa hai khối khí mang tính chất vật lý khác nhau. Ví dụ khối khí cực sẽ lạnh hơn so với khối khí ôn đới. | Dải hội tụ nhiệt đới là sự hội tụ giữa hai khối khí xích đạo nóng ẩm – vốn mang cùng bản chất. Chúng chỉ khác nhau về hướng gió. |
Thay đổi nhiệt độ | Khi Frong đi qua, sẽ mang theo sự thay đổi nhiệt độ ở vùng khí mà hai khối khí tiếp xúc. | Dải hội tụ nhiệt đới ít mang theo sự thay đổi về nhiệt độ của khối khí. |
Phạm vi hoạt động | Tập trung nhiều tại vùng ôn đới, không có ở Xích Đạo. | Tập trung nhiều ở vùng Xích Đạo, ít khi lan tới chí tuyến. |
Phân loại | Frông địa cực và Frông ôn đới. | Duy nhất một loại hội tụ nhiệt đới, nhưng hình thành theo 3 mô hình. |
Mưa tạo thành | Mưa của Frông là do không nóng gặp không khí lạnh và bị đẩy lên trên. | Mưa của hội tụ nhiệt đới là do áp thấp gây nên. |
>>> Bài viết tham khảo: Quần thể là gì? Mối quan hệ của các cá thể sống trong quần thể
Lời kết
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Dải hội tụ nhiệt đới là gì?” mà thapgiainhiettashin.com.vn đã cùng bạn đọc tìm hiểu. Nếu thấy bài viết hay, đừng ngần ngại chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng biết về hiện tượng thú vị này nhé! Còn nữa, hãy theo dõi website để nhận được thông tin hữu ích khác.