Trợ từ là gì? Trợ từ khác thán từ như thế nào? Ví dụ

Trong tiếng Việt, một câu thường được cấu tạo từ nhiều loại từ khác nhau. Bên cạnh các loại từ được sử dụng thường xuyên như: Danh từ, tính từ, động từ thì trợ từ cũng được dùng khá phổ biến. Vậy trợ từ là gì? Trợ từ khác thán từ như thế nào? Ví dụ minh họa ra sao? Ngay bây giờ, hãy cùng thapgiainhiettashin.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây, bạn nhé!

Trợ từ là gì?

Trợ từ là những từ đi kèm với các từ khác để nhấn mạnh, làm rõ nghĩa, giải thích về sự vật, sự việc được nói đến. Không những vậy, qua trợ từ, ta còn có thể thấy được thái độ cũng như sự đánh giá của người nói, người viết đối với sự vật, hiện tượng.

Một số trợ từ thường gặp là: Ngay, chính, những, chỉ, cái… Ví dụ trong câu: “Hắn chỉ là một người vô danh tiểu tốt”, thì trợ từ là từ “chỉ”.

Trong câu, trợ từ thường đứng ở vị trí khá tự do, có thể là đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.

trợ từ là gì

“Trợ từ là gì?” là câu hỏi thắc mắc của nhiều người

Cần phân biệt trợ từ với trợ động từ, mặc dù tên gọi của chúng na ná nhau. Trợ động từ là động từ chuyên dùng phụ thêm cho một động từ khác. Ví dụ: Cần, phải, muốn,…

>>> Bài viết tham khảo: Trêu hay chêu là từ viết đúng chính tả? Cách phân biệt “trêu hay chêu”

Phân loại trợ từ

Trợ từ trong tiếng Việt được chia ra 2 loại chính là:

trợ từ là gì

Trợ từ được chia làm 2 loại

– Trợ từ nhấn mạnh cho hành động, sự vật, sự việc: Những, cái, chỉ, mà, thì, có…

Ví dụ: 

+ Nó ăn những 2 bát cơm – Nhấn mạnh rằng: “nó” ăn nhiều hơn mức bình thường..

+ Bánh bao giá có 10 ngàn – Ám chỉ giá bánh bao khá rẻ.

+ Ca làm việc của chị An chỉ kéo dài 3 giờ – Ý nói rằng thời gian làm việc của chị An là ít.

– Trợ từ bộc lộ thái độ, sự đánh giá về sự việc: Ngay, chính, đích thị,…

Ví dụ: 

+ Ngay cả anh ta mà cũng nói dối (Thể hiện thái độ bất ngờ).

+ Đích thị là ả lẻn vào trộm đồ (Niềm tin đanh thép rằng “ả” là kẻ trộm).

Vai trò của trợ từ

Trợ từ có vai trò làm tăng tính sinh động, biểu thị, nhấn mạnh về sự vật, sự việc được nói tới trong câu văn. Như vậy, có thể thấy trợ từ có vai trò khá quan trọng vì nó giúp câu văn thêm rõ ý hơn.

So sánh trợ từ và thán từ

Ở ngữ văn lớp 8, chúng ta đã được học về trợ từ và thán từ. Hai loại từ này cùng được dùng để biểu đạt cảm xúc nhưng về bản chất thì lại có sự khác nhau rất lớn.

trợ từ là gì

Trợ từ và thán từ khác nhau ở nhiều điểm

Thán từ là gì? Đặc điểm của thán từ

Thán từ là những từ dùng để biểu lộ cảm xúc như vui, mừng, giận dữ, buồn, ngạc nhiên,… của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

thán từ

Thán từ là gì?

Thán từ thường đứng ở vị trí đầu câu hoặc cuối câu. Đặc biệt, một số thán từ còn có thể tạo thành câu riêng biệt. Đứng sau các thán từ bộc lộ cảm xúc là dấu chấm than.

Về phân loại, thán từ được chia thành hai loại là:

– Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói: Ôi, chao ôi, thay, nhường nào, ơ, ái, ô hay, a,…

– Thán từ gọi đáp: Vâng, ơi, dạ, thưa,…

Trợ từ khác thán từ như thế nào?

Để giúp bạn hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa trợ từ và thán từ, thapgiainhiettashin đưa ra bảng so sánh dưới đây:

Đặc điểm Trợ từ Thán từ
Mục đích Nhấn mạnh, làm rõ nghĩa, giải thích về sự vật, sự việc được nói đến, một phần thể hiện cảm xúc người nói. Biểu lộ cảm xúc người nói hoặc gọi đáp.
Vị trí trong câu Tự do: Đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Đầu hoặc cuối câu. Có khả năng tách thành câu riêng biệt.
Vai trò Tăng tính sinh động, nhấn mạnh về sự vật, sự việc được nói tới trong câu văn. Bộc lộ cảm xúc của người nói, gọi đáp trong giao tiếp
Ví dụ Từ “chính” trong câu: Chính anh ấy là người cứu tôi Từ “Ôi” trong câu: Ôi bông hoa này mới đẹp làm sao!

>>> Bài viết tham khảo: Số chẵn – số lẻ là gì? Những điều thú vị về số chẵn và số lẻ

Lời kết

Hy vọng qua bài viết, thapgiainhiettashin.com.vn có thể giúp các bạn có thêm được kiến thức hữu ích về trợ từ, thán từ và biết cách sử dụng hai từ loại này. Hãy theo dõi website thường xuyên hơn để cập nhật thông tin thú vị, bạn nhé!