Giờ G là gì? Chúng ta vẫn thường nghe đến cụm từ “giờ G” nhưng lại chưa thật sự hiểu hết về ý nghĩa và sự quan trọng của nó. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn giờ G có mức độ quan trọng nhất định. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về giờ G nghĩa là gì và những khung giờ bắt buộc cần phải biết.
Giờ G là gì?
Giờ G là giờ vàng, trong đó chữ G là viết tắt của từ Gold trong tiếng Anh. Khái niệm giờ vàng ở đây để chỉ mốc thời gian xảy ra sự kiện hay hoạt động quan trọng nào đó. Nó có thể là giờ bấm máy quay phim, giờ để bắt đầu một sự kiện trọng đại sắp diễn ra.
Thuật ngữ giờ G được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1917 trong thời kỳ chiến tranh Thế giới thứ I đã sử dụng để chỉ thời gian bắt đầu mở cuộc tấn công quân sự. Đó là thời điểm quan trọng các quân đồng minh ở dưới hầm đã đợi đến giờ G để ra lệnh tấn công quân Đức.
Trong ngành nhà hàng, khách sạn giờ G được hiểu là giờ cao điểm, giờ lượng khách đến khách sạn, nhà hàng. Khi đó các bộ phận phải làm việc nhiều nhất để phục vụ cho khách hàng.
Trước giờ G là gì?
Sau khi đã hiểu giờ G có nghĩa là gì như đã giải thích ở trên giờ G là giờ vàng. Trước giờ G là chỉ khoảng thời gian, mốc thời gian trước khi diễn ra sự kiện quan trọng nào đó, hoặc ám chỉ thời gian diễn ra sự kiện nào đó mang tính vĩ mô toàn cầu.
Ngoài ra trước giờ G còn đồng nghĩa với từ Rush Hour cũng có nghĩa là giờ cao điểm. Đây là khoảng thời gian các phương tiện di chuyển và lưu thông đông nhất dẫn đến tình trạng giao thông bị ùn tắc…
Top 5 khung giờ G quan trọng trong nhà hàng, khách sạn
Trong khách sạn, nhà hàng giờ G tương ứng với khung giờ check-in hay check out của khách. Khung giờ check-in là 14h và khung giờ check-out là 12h. Tùy theo nhu cầu của khách hàng và thực tế sử dụng số phòng mỗi ngày mà giờ check-in, check-out có thể sớm hơn hoặc muộn hơn.
Còn đối với giờ G trong nhà hàng sẽ được chia làm 3 khung giờ sau:
- Từ 7:00 – 9:00: Đây là giờ G buổi sáng là thời gian mà các thực khách đến ăn sáng trước khi bắt đầu một ngày làm việc mới, vui chơi…
- Từ 11:00 – 13:00: Giờ G buổi trưa là giờ ăn trưa của thực khách, thường những nhà hàng này sẽ gần các văn phòng, đối tượng thực khách là dân văn phòng sẽ rất đông khách vào giờ cao điểm này.
- Từ 18:00 – 20:00: Giờ G buổi tối, là giờ ăn tối của thực khách. Thông thường, giờ cao điểm buổi tối vào những ngày cuối tuần sẽ kéo dài hơn ngày thường.
Ngoài top 5 khung giờ G trên, giờ G còn là giờ diễn ra những sự kiện, hội thảo, tiệc cưới, hội nghị….trong các khách sạn, nhà hàng đó.
Cách để làm việc tốt nhất trong khung giờ G là gì?
Trong nhà hàng vào những khung giờ G lượng khách đến nhà hàng sẽ tăng gấp 2-3 lần so với giờ bình thường khác. Nên đòi hỏi công suất phục vụ phải tăng theo, phục vụ bàn phải luôn hoạt động không ngừng nghỉ với công việc xoay vòng. Nhân viên sẽ cần phải setup sẵn các bàn tiệc, các dụng cụ để bổ sung khi cần thiết nhằm phục vụ cho khách hàng nhanh chóng hơn.
Đối với khách sạn vào giờ G khách hàng sẽ check-in, check-out rất đông nên bộ phận lễ tân và các bộ phận liên quan sẽ phải hoạt động liên tục để đảm bảo có thể đáp ứng các yêu cầu công việc.
Trước giờ G, lễ tân sẽ cần chuẩn bị các thông tin về danh sách khách dự kiến, tổng kết hóa đơn chi tiêu, chuẩn bị trả phòng, làm thủ tục check-in, check-out làm sao cho nhanh nhất.
Giờ G là thời điểm thường xảy ra những phát sinh trong sự cố trong nhà hàng, khách sạn. Do đó, công tác chuẩn bị trước giờ G cần phải được tiến hành kỹ lưỡng nhằm hạn chế tối đa những bất cập có thể xảy ra.
Qua những chia sẻ trên đây về giờ G là gì có thể thấy giờ G thật sự quan trọng đối với nhà hàng, khách sạn. Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, khâu chuẩn bị kỹ lưỡng để phục vụ tốt nhất trong khung giờ này nhé!