Chất tinh khiết là gì? Cách xác định chất tinh khiết và một số ví dụ

Chất tinh khiết là gì? Chất tinh khiết có đặc điểm, tính chất nào? Nếu bạn chưa biết hóa chất tinh khiết là gì, các xác định chúng như thế nào hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Chất tinh khiết là gì?

Chất tinh khiết là chất không lẫn tạp chất khác mà chỉ có một nguyên hoặc 1 hợp chất không có thành phần của hợp chất hoặc nguyên tố khác. Chất tinh khiết có tính chất nhất định, đồng nhất, không thay đổi, có đặc tính nhất quán trong toàn bộ mẫu.

chat-tinh-khiet-la-gi

Chất tinh khiết là gì? Lợi ích và sự khác biệt của chất tinh khiết

Cấu tạo của các chất tinh khiết thường từ một loại phần tử hoặc một loại nguyên tử. Ví dụ chất tinh khiết như khí nitơ chỉ chứa nguyên tử N2, hay đồng nguyên chất chỉ chứa nguyên tử đồng. Khi trộn 2 chất tinh khiết với nhau sẽ được một hỗn hợp đồng nhất hoặc không đồng nhất…Nếu muốn tách hỗn hợp ra thì phải sử dụng đến các phương pháp chiết, tách, chưng cất, từ tính…tùy theo tính chất của chất có trong hỗn hợp đó.

Hóa chất tinh khiết là gì?

Hóa chất tinh khiết là sản phẩm được hình thành chủ yếu từ trong phòng thí nghiệm sử dụng để nghiên cứu, học tập. Trong hóa học, hóa chất là một dạng vật chất có hợp chất với các đặc tính hóa học không đổi.

Ví dụ hóa chất: muối ăn, đường tinh luyện….

Hóa chất tinh khiết thường được ứng dụng vào trong các thí nghiệm để cho ra kết quả chính xác. Bởi vì nó không có lẫn tạp chất như những loại hóa chất thông thường khác.

Một số chất tinh khiết phổ biến mà bạn nên biết

Trong chất tinh khiết các thành phần hóa học là đồng nhất với quy mô nano, điều này áp dụng cho một chất tạo thành từ một nguyên tử, phân tử hoặc hợp chất. Chất tinh khiết có thể là bất kỳ một hỗn hợp, vật chất nào có sự đồng nhất về hình dạng, kích thước, thành phần. Trong đó phải kể đến một số chất tinh khiết phổ biến, cụ thể:

Vàng

Vàng là kim loại có màu vàng hơi đỏ, đặc tính đậm đặc, mềm dẻo, dễ uốn. Đây là một trong những nguyên tố ít phản ứng hóa học nhất, tồn tại ở dạng rắn trong điều kiện tiêu chuẩn.

mot-so-chat-tinh-khiet-pho-bien

Vàng nguyên chất tinh khiết là kim loại sáng, ít phản ứng hóa học

Kim cương

Kim cương là dạng đặc thù của chất tinh khiết được biết đến với độ cứng cao, tính chất vật lý hoàn hảo, có khả năng khúc xạ tốt, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp và kim hoàn. Kim cương được hình thành từ các khoáng vật có chứa carbon, các hạt trong kim cương đều đồng nhất và hoàn toàn giống nhau.

Nước cất

Nước cất là nước hoàn toàn nguyên chất và tinh khiết được hình thành bằng cách chưng cất nên không chứa các tạp chất hữu cơ, vô cơ. Do vậy, nước cất được sử dụng trong y tế với mục đích để pha chế thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc biệt dược, hay làm để rửa các dụng cụ y tế, vết thương,…Ngoài ra, nước cất còn được dùng trong các phòng thí nghiệm để rửa dụng cụ, pha chế hóa chất…

Baking soda

Baking soda là dạng tinh thể tồn tại dạng bột mịn trắng, dễ hút ẩm, hơi mặn có dạng tinh thể đơn, tan ít trong nước. Khi có sự hiện diện của ion H+ sẽ tạo ra khí carbonic. Hiện nay, baking soda được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hóa chất, dược phẩm, thực phẩm.

Muối ăn

Muối ăn là hợp chất hóa học có công thức là NaCl, được tạo ra do nước biển bay hơi. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra độ mặn của nước biển trong đại dương. Ngày nay, muối được biết đến là một loại gia vị, chất bảo quản thực phẩm.

mot-so-chat-tinh-khiet-pho-bien-2

Muối là hợp chất tinh khiết đồng nhất

Ngoài ra hỗn hợp đồng nhất có thể coi là chất tinh khiết ví dụ như: dầu thực vật, không khí, mật ong.

Cách xác định một chất tinh khiết và một số ví dụ minh họa

Để xác định một chất có độ tinh khiết người ta sẽ căn cứ vào điểm nóng chảy, điểm sôi, độ dẫn điện, áp suất hơi và các phản ứng hóa học. Trong đó:

  • Điểm nóng chảy, điểm sôi của các chất tinh khiết đều có giá trị cụ thể.
  • Tính dẫn điện: Ví dụ như đồng nguyên chất được dùng trong hệ thống dây điện, còn nước tinh khiết do thiếu chất điện giải nên dẫn điện kém nên được sử dụng để hỗ trợ cho việc dẫn điện.
  • Trong điều kiện về nhiệt độ, môi trường, áp suất cụ thể chất tinh khiết sẽ trải qua những thay đổi nhất định và duy nhất nên chúng ta có thể nhận ra được.
  • Khi sử dụng chất tinh khiết để tạo ra các phản ứng hóa học, người ta có thể biết được sản phẩm tạo ra là gì.

Tạp chất làm ảnh hưởng đến chất tinh khiết như thế nào?

Khi bị lẫn tạp chất các chất tinh khiết ban đầu sẽ bị tăng điểm sôi, hạ thấp điểm đóng băng. Đồng thời chất tinh khiết đó cũng bị giảm áp suất hơi, khiến chất lỏng của nó tạo áp suất thẩm thấu nhiều hơn.

Ví dụ: Trộn các chất khác vào nước sẽ làm điểm đóng băng giảm xuống. Từ đó người ta vận dụng điều này để làm mát các chất khác nhau ở nhiệt độ thấp hơn điểm đóng băng của nước, giải quyết được vấn đề làm tan băng vào mùa đông bằng muối. Điều này cũng giải thích cho việc vì sao trong thời tiết giá lạnh nước biển không bị đóng băng. Bởi trong nước biển có chứa nhiều muối và nó không phải là chất tinh khiết.

Phương pháp tách chất tinh khiết

Dựa vào tính chất vật lý của một số chất khác nhau, hiện nay người ta có rất nhiều phương pháp để tách các chất tinh khiết. Dưới đây là một số phương pháp tách để bạn tham khảo.

phuong-phap-tach-chat-tinh-khiet

Các cách tách chất ra khỏi hỗn hợp hay được sử dụng

  • Phương pháp lọc sử dụng phễu: Phương pháp này được sử dụng để thác chất rắn không hòa tan được ra khỏi hỗn hợp, tạp chất.
  • Phương pháp chiết sử dụng phễu chiết: Áp dụng để tách các chất lỏng không hòa tan với nhau ví dụ như nước và dầu ăn.
  • Phương pháp chưng cất: Áp dụng để tách các chất lỏng hòa tan với nhau dựa vào nhiệt độ sôi của mỗi chất lỏng khác nhau.
  • Phương pháp cô cạn: Áp dụng để tách các chất rắn tan được ra khỏi tạp chất. Ví dụ như cô cạn muối trong hỗn hợp nước muối.

Bên cạnh đó hiện nay người ta cũng sử dụng phương pháp hóa học để tách chất tinh khiết ra khỏi hỗn hợp. Ví dụ, để tách riêng khí oxi ra khỏi hỗn hợp khí CO2 ta sử dụng nước vôi. Khí cacbonic tác dụng với nước vôi trong và làm cho nước vôi trong bị đục, còn khí oxi thì không.

Trên đây là thông tin về chất tinh khiết là gì? Các cách xác định chất tinh khiết và một số ví dụ minh họa. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn nắm được chính xác tính chất nổi bật của chất tinh khiết và có thêm nhiều kiến thức hữu ích.