Chùa Thầy là một trong những di tích lịch sử tâm linh nổi tiếng có nhiều cảnh đẹp và hang động tự nhiên thú vị. Vậy chùa Thầy nằm ở đâu? Chùa Thầy thờ ai? Hãy cùng thapgiainhiettashin khám phá kinh nghiệm du lịch, tham quan chùa Thầy từ A – Z trong bài viết dưới đây nhé!
Chùa Thầy ở đâu? Chùa Thầy cách Hà Nội bao nhiêu km?
Chùa Thầy nằm ở đâu?
Chùa Thầy Quốc Oai tọa lạc ở dưới chân núi Sài ( núi Thầy) có địa chỉ ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý nên gắn nhiều với giai thoại và cuộc đời của thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Lúc đầu chùa chỉ là một am nhỏ gọn nên được đặt tên là Hương Hải am. Về sau vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm 2 cụm chùa là chùa Cao trên núi tên là Đỉnh Sơn Tự và chùa dưới là Thiên Phúc Tự.
Chùa Thầy cách Hà Nội bao nhiêu km? Hướng dẫn đường đi chùa Thầy
Chùa Thầy nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ khoảng 20km nên bạn có thể sử dụng nhiều phương tiện để đến du lịch địa điểm tâm linh này.
Phương tiện cá nhân
Tùy từng vị trí và địa điểm xuất phát bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân của mình để di chuyển đến chùa Thầy.
Xe ô tô: Đi theo tuyến đường Đại lộ Thăng Long khoảng 16km đến nút giao với Sài Sơn thì rẽ ra khỏi làn cao tốc. Tiếp tục đi về phía bên phải khoảng 3km sẽ thấy các thông tin chỉ dẫn chi tiết tới chùa Thầy.
Xe máy: Đi theo đường men theo Đại lộ Thăng Long (vì trên đại lộ này cấm xe máy đi vào). Từ ngã 4 Big C – Trần Duy Hưng bạn đi men theo đường Đại lộ khoảng 16km thì đến điểm rẽ Sài Sơn đi thêm 1km là đến chùa Thầy.
Phương tiện công cộng
Nếu bạn lựa chọn đi phương tiện công cộng thì có tuyến xe buýt CNG 01 đi trên tỉnh lộ 421B đi qua cổng khu di tích của chùa Thầy. Hoặc bạn có thể bắt xe buýt số 73 xuất phát từ bến xe Mỹ Đình một ngày có từ 6 – 10 chuyến, trung bình cứ 10 – 20 phút/chuyến.
Chùa Thầy thờ ai? Khám phá chùa Thầy Hà Nội
Chùa Thầy Quốc Oai thờ ai?
Như đã nói ở trên chùa được xây dựng vào thời nhà Lý, và ngôi chùa gắn liền với cuộc đời của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Đây là nơi tu hành của Thiền sư và cũng là người đã đóng góp lớn cho nhân dân, là ông tổ của bộ môn múa rối nước.
Khám phá chùa Thầy
Chùa Thầy nằm ở vị trí tựa vào núi, được xây dựng trên thế đất hình rồng, nằm trên khu đất hình hàm rồng. Phía trước mặt chùa là một khoảng sân rộng nhìn ra mặt hồ Long Trì. Giữa hồ Long Trì có một thủy đình tạo ra thế tựa như viên ngọc sáng nằm giữa miệng rồng.
Ngôi chùa có kiến trúc theo kiểu “tiền Phật hậu Thánh” được xếp theo kiểu chữ Tam gồm ba tòa nằm vị trí song song với nhau đó là: chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng.
- Chùa Hạ: là nhà tiền tế
- Chùa Trung: là nơi bày bàn thờ Phật, thờ Tam Bảo, 2 bên đều có 2 tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương.
- Chùa Thượng: là nơi tách biệt hẳn và ở vị trí cao nhất là nơi đặt tượng Thích Ca, Di Đà tam tôn, tượng ba kiếp (Tăng, Phật và Đế vương) của thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Dọc 2 bên sườn chùa là 2 dãy hành lang có 18 vị La Hán. Phía sau chùa là lầu chuông, lầu trống có 2 cầu là Nhật Tiên và Nguyệt Tiên nối sang 2 bên tạo thành 2 râu rồng.
Trên núi có chùa Cao, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên. Và đã được tương truyền rằng động Phật Tích ở sau chùa chính là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác sau đó đầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên từ đó có tên gọi là hang Thánh Hóa.
Phía trên cao nữa là đền Thượng, hang Bò, hang Bụt Mọc, chùa Một Mái. Trong đó, chùa Một Mái là một công trình kiến trúc độc đáo chỉ có một mái, nằm dựa hoàn toàn vào vách núi. Ngoài ra, nơi cao nhất ở quần thể di tích này là miệng hang Cắc Cớ. Hang sâu không đáy, hun hút và lưu giữ nhiều huyền thoại bí ẩn. Đến ngày nay vẫn còn rất nhiều câu thơ được lưu truyền về hang Cắc Cớ:
Nên đi du lịch Chùa Thầy vào thời gian nào?
Thông thường lễ hội truyền thống của chùa Thầy được tổ chức từ ngày 5/3 âm lịch đến 8/3 âm lịch. Ngày hội chính là ngày 7/3 âm lịch hàng năm. Lễ hội tại chùa Thầy cũng giống như những chùa khác bao gồm 2 phần là phần nghi lễ và phần diễn xướng dân gian.
Hiện nay vào các lễ hội chùa Thầy vẫn còn lưu giữ các nghi lễ chính trong đó có các nghi lễ như: Lễ phục nghinh bài vị – lễ cúng yên vị, Nghi lễ mộc dục, lễ tế và lễ rước. Trong những ngày diễn ra lễ hội người dân hay các du khách sẽ cùng tham gia diễn xướng, diễn các hoạt động vui chơi như: đấu vật, múa rối nước, các trò chơi dân gian độc đáo và sôi động…
Tuy nhiên nếu đơn giản bạn chỉ muốn đi vãn cảnh chùa thì có thể chọn những thời gian thời tiết mát mẻ, tránh các lễ hội không đông du khách đến sẽ được thoải mái hơn. Một số khoảng thời gian bạn có thể đến vãn cảnh chùa như:
- Đi vào khoảng thời gian sau Tết tránh những ngày chính hội. Đây cũng là thời điểm mà hầu hết mọi người đều đi du xuân vì không khí vẫn còn khá mát mẻ chưa bước vào những ngày hè oi nóng.
- Đầu tháng 3 là thời điểm mùa hoa gạo nở ở Chùa Thầy, lúc này những cây gạo nở hoa đỏ rực xung quanh chùa thu hút được rất nhiều bạn trẻ hay những tay máy đến săn ảnh. Nếu bạn có ý định đi vào thời điểm này, hãy đi vào các ngày trong tuần sẽ không quá đông.
- Khoảng thời gian tháng 9-10, khi đó thời tiết đang vào thu nên không khí rất mát mẻ và dễ chịu.
Những địa điểm du lịch kết hợp gần Chùa Thầy
Ngoài địa điểm chùa Thầy bạn có thể kết hợp đi đến những địa điểm du lịch rất gần nơi đây như:
Chùa Tây Phương:
Nằm ở thôn Yên – Thạch Xá – Thạch Thất chùa Tây Phương chỉ cách chùa Thầy khoảng 20km. Đây cũng là một trong những ngôi chùa có vẻ đẹp hoang sơ, thanh đạm, cổ kính với các nét kiến trúc đặc trưng.
Làng cổ Đường Lâm
Đây cũng là một địa điểm du lịch rất gần Chùa Thầy cách Chùa Thầy khoảng 30km. Sau khi tham quan Chùa Thầy bạn có thể đến đây để thưởng thức những vẻ đẹp mới lạ với giếng nước, cây đa, ao làng…
Tham quan chùa Thầy không chỉ là nơi để cầu may mà còn được khám phá những nét đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng. Bên cạnh đó là những nét thanh tịnh, nghiêm trang nơi cửa Chùa. Rời xa chốn đô thị ồn đến chùa Thầy bạn sẽ cảm thấy thanh sạch tâm hồn, lưu luyến đến khó tả.
Lưu ý khi đi lễ Chùa Thầy
Khi đi chùa thầy ngoài những điều tối kỵ cần tránh khi ở những nơi tâm linh như: ăn mặc phản cảm, nói tục chửi bậy, hái hoa bẻ cành…Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Để tiết kiệm bạn có thể mang theo đồ ăn đi nhưng nếu không muốn đồ đạc lỉnh kỉnh thì có thể lựa chọn ăn bên ngoài chùa cũng có rất nhiều nhà hàng để bạn lựa chọn.
- Nên tự sắp lễ khi đến chùa không nên để người khác sắp lễ cho bạn nếu không có thể bạn sẽ bị chèn ép với mức giá cao.
- Trong khu vực chùa được bố trí sẵn bản đồ của chùa nên bạn có thể di chuyển dễ dàng mà không cần phải thuê người hướng dẫn.
- Nếu bạn muốn tham quan địa điểm Hang Cắc Cớ nên mang theo đèn pin vì hang khá tối và đường vòng vèo. Nếu không mang bạn có thể thuê đèn ở ngoài với giá 5k/lượt.
Trên đây là những chia sẻ về chùa Thầy ở đâu, chùa Thầy thờ ai? cũng như những chia sẻ về kinh nghiệm khi thăm quan chùa Thầy. Chùa Thầy một địa điểm tâm linh mang đến những nét cổ kính, thu hút nhiều du khách đến. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan về chùa Thầy và có chuyến đi khám phá vui vẻ nhé.