Cách loại bỏ dư lượng silic trong nước tuần hoàn tháp giải nhiệt

Các nhà xưởng, xí nghiệp lắp đặt tháp giải nhiệt luôn phải phấn đấu để đạt được hiệu quả làm việc tối đa nhằm tiết kiệm chi phí năng lượng và cải thiện năng lực sản xuất. Trong đó, việc theo dõi chặt chẽ và loại bỏ dư lượng silic trong nước tuần hoàn tháp giải nhiệt luôn là một trong những yêu cầu quan trọng nhất để tránh được nguy cơ thiết bị ngưng hoạt động làm tốn kém chi phí sửa chữa.

Tác hại của việc tồn tại dư lượng hợp chất silic trong hệ thống tuần hoàn của tháp làm mát nước là gì? Làm thế nào để kiểm soát được hàm lượng silic trong nước? Sau đây là một số thông tin giúp xua tan mọi băn khoăn của các khách hàng.

Bạn nên xem:

👉 Phương pháp sử dụng đèn cực tím UV khử trùng tháp giải nhiệt nước

👉 Một số loại hóa chất tiêu diệt vi sinh vật trong tháp giải nhiệt

Ảnh hưởng của Silica đến tháp giải nhiệt nước

Silic là một á kim, nguyên tố phổ biến thứ hai trong vỏ trái đất chỉ sau oxy. Sự phân hủy của đá sinh ra silicon dioxide, được tìm thấy ở các vùng nước tự nhiên. Silicon dioxide còn được gọi là silica – một hợp chất hóa học oxit của silicon, tương đối tan trong nước, có công thức hóa học là SiO2. Trong số nhiều chất gây ô nhiễm ở các chu trình hơi nước thì silica đóng một vai trò đặc biệt bởi khả năng hòa tan cao trong nước. Vì vậy, trong hệ thống tuần hoàn của tháp hạ nhiệt, nếu hàm lượng silica quá cao thì cũng sẽ gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn.

nước tuần hoàn tháp giải nhiệt

Xử lý silic trong nước tuần hoàn tháp giải nhiệt

Cụ thể là với nồng độ silic trên 150mg Si/R, silica có thể làm hình thành cặn bám cứng silic trong tháp hạ nhiệt và hệ thống đường ống, gây khó khăn cho người sử dụng trong việc loại bỏ chúng. Điều này cũng làm giảm lưu lượng nước giải nhiệt, gây tốn kém nhiều chi phí điện, nước và gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động của cả nhà máy, xí nghiệp.

Các biện pháp loại bỏ dư lượng silic trong nước tuần hoàn tháp giải nhiệt

Khử silic bằng muối sắt: khi cho muối sắt vào nước, chúng sẽ tạo ra keo hydroxit sắt hóa trị 3 có điện tích dương lớn. Tiếp đó, trong nước tuần hoàn sẽ xảy ra quá trình phản ứng lẫn nhau giữa keo silic tích điện âm và keo sắt tích điện dương, tạo thành hạt không mang điện dễ lắng. Nhờ đó, axit silic hòa tan sẽ bị hấp thụ bằng bông cặn hydroxit sắt hiệu quả. Và giá trị pH tốt nhất để khử silic bằng phương pháp này là 8,5 – 9,5 nên cùng với muối sắt, người dùng cần pha thêm vôi vào nước giải nhiệt nhằm tăng pH tới trị số tối ưu.

Khử silic bằng muối nhôm: khi cho muối nhôm vào nước tuần hoàn tháp giải nhiệt để xử lý nước, keo âm của axit silic sẽ bị keo tụ bởi keo dương hydroxit nhôm, tạo thành cặn lắng trong bể lắng. Quá trình này diễn ra đạt hiệu quả tốt nhất khi nước có độ pH là 8,5.

Khử silic bằng vôi: chúng ta có thể khử một phần axit silic hòa tan trong nước tuần hoàn tháp giải nhiệt Tashin hoặc tháp hạ nhiệt Liang Chi bằng cách lắng hợp chất CaSiO3 khi xử lý nước bằng vôi. Nước cần làm mềm và khử silic sẽ được tăng nhiệt độ lên 80 – 90°C để CO2 tách ra khỏi nước. Sau đó, chúng ta bão hòa nước bằng vôi và trong bể phản ứng sẽ xảy ra quá trình tách cặn hydroxit magie, silicat canxi và cacbonat. Cuối cùng, người dùng khử lượng vôi dư trong nước bằng phương pháp cacbonic hóa. Với cách xử lý nước này, lượng silic trong nước có thể được giảm xuống còn khoảng 0,3 – 0,5 mg/l SiO3²¯.

Hy vọng những thông tin trên đây đã phần nào giúp quý khách có thể hiểu hơn về giải pháp loại bỏ dư lượng silic trong nước tuần hoàn của tháp hạ nhiệt. Mọi câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp cụ thể hơn về vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ miễn phí.