Tháp hạ nhiệt đang là thiết bị được sử dụng phổ biến hiện nay để làm mát cho các loại máy móc, trang thiết bị trong nhà máy. Để lựa chọn, sử dụng thiết bị cho hiệu quả làm việc cao nhất, người dùng cần hiểu rõ về cách phân loại tháp giải nhiệt.
Những loại tháp giải nhiệt nước nào thông dụng nhất trên thị trường? Hiện có những cách phân loại tháp hạ nhiệt như thế nào? Thông tin chia sẻ về cách phân loại thiết bị ngay sau đây sẽ giúp quý khách có cái nhìn chi tiết nhất về vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm 👉 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của tháp giải nhiệt nước
Phân loại tháp giải nhiệt nước theo nguyên lý hoạt động
Từ nguyên lý hoạt động, chúng ta có thể phân chia tháp giải nhiệt cooling tower thành tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên và tháp giải nhiệt đối lưu cơ học.
Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên: còn được gọi là tháp giải nhiệt hypebol, làm mát dựa trên cơ chế sử dụng sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí mát của môi trường bên ngoài và không khí nóng hơn trong tháp. Khi tháp hoạt động, không khí nóng sẽ chuyển dịch lên trên, không khí mát sẽ được đưa vào đáy tháp để làm mát nước. Vỏ tháp thường được làm bằng bê tông và có độ cao khoảng 200 m, cho hiệu quả làm mát cao nên rất thích hợp với những khu công nghiệp có quy mô lớn. Hiện có 2 loại tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên chính là tháp dòng ngang và tháp ngược dòng.
Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên
Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học: là thiết bị sử dụng các quạt lớn để hút khí cưỡng bức trong nước lưu thông. Khi tháp làm việc, nước sẽ chảy tràn lên bề mặt các khối đệm, làm tăng thời gian tiếp xúc với không khí, từ đó tối qua hóa quá trình giải nhiệt của nước. Vì vậy, tỷ lệ làm mát của loại tháp giải nhiệt nước này sẽ phụ thuộc vào nhiều thông số khác nhau như: đường kính quạt, tốc độ hoạt động và khối đệm trở lực của hệ thống. Hiện có 3 loại tháp đối lưu cơ học là: tháp giải nhiệt đối lưu cưỡng bức, tháp giải nhiệt thông khí dòng ngang và tháp giải nhiệt thông khí ngược dòng.
Phân loại tháp giải nhiệt theo cách sử dụng nguồn nước làm mát
Theo cơ chế sử dụng nước, tháp giải nhiệt công nghiệp được phân loại thành: tháp giải nhiệt không tuần hoàn, tháp giải nhiệt tuần hoàn kín và tháp giải nhiệt tuần hoàn hở.
Tháp giải nhiệt không tuần hoàn: là loại tháp sử dụng nguồn nước ở những nơi có trữ lượng dồi dào và chi phí thấp như sông, suối, ao hồ,… Vì nguồn nước này chưa đảm bảo chất lượng nên người ta buộc phải xử lý nước đầu vào để chống vi sinh và các vết cáu cặn trong tháp.
Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín: là hệ thống gần như không có sự hao hụt về nước và trong đường ống của tháp luôn có một lượng nước xác định. Và nếu muốn tháp tuần hoàn kín có thể làm việc ổn định, người sử dụng cần hạn chế sự ăn mòn và ngăn ngừa vi sinh phát triển trong hệ thống bằng cách sử dụng hóa chất bổ sung.
Tháp giải nhiệt tuần hoàn hở: là loại tháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với 2 thương hiệu nổi bật là tháp giải nhiệt Liang Chi và tháp giải nhiệt Tashin. Với loại tháp này, người dùng cần cấp bù lượng nước liên tục cho tháp tương đương với lượng nước tuần hoàn bay hơi. Đồng thời, vì thiết kế tháp hở, nước rất dễ bị lẫn tạp chất, bụi bẩn dẫn tới tình trạng tắc nghẽn, ăn mòn nên người dùng cần chú ý theo dõi xử lý nước thường xuyên.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với quý khách khi cần tìm hiểu về cách phân loại tháp giải nhiệt để lựa chọn được sản phẩm ưng ý, phù hợp với nhu cầu sử dụng của đơn vị mình. Mọi câu hỏi cần được giải đáp kỹ hơn về thiết bị, quý khách vui lòng liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe tư vấn miễn phí, kịp thời.