Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Vai trào và cách sử dụng chủ ngữ vị ngữ như thế nào? Chủ ngữ, vị ngữ là phần nội dung kiến thức quan trọng mà chúng ta được học trong chương trình tiếng Việt. Thế nhưng, để có thể làm được các bài tập liên quan đến phần kiến thức này bạn cần phải nắm chắc được chúng sẽ không hề khó. Dưới đây thapgiainhiettashin.com.vn sẽ chia sẻ các thông tin liên quan để bạn hiểu rõ hơn nhé!
Chủ ngữ là gì?
Trong các chương trình ngữ văn đã học khái niệm chủ ngữ là một thành phần chính và quan trọng của câu có tác dụng biểu thị đối tượng mà tính chất, hành động, trạng thái của chủ ngữ hoàn toàn độc lập với các thành phần khác trong câu, được xác định bởi 1 vị ngữ.
Xét về phương diện cấu tạo, tổ chức cấu trúc thì chủ ngữ tương đối đa dạng. Đó có thể là một từ hoặc 1 cụm từ, những cụm từ hay một hoặc các tiểu cú. Trong nhiều trường hợp chủ ngữ đều mang ý nghĩa để chỉ sự vật, chỉ người nhưng cũng có thể mang các ý nghĩa khác. Chủ ngữ thường được sử dụng bằng nhiều loại từ như danh từ, danh ngữ, tính ngữ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, động ngữ.
Ví dụ về chủ ngữ:
- Mẹ tôi đang nấu ăn (Mẹ tôi là chủ ngữ)
- Gia Huy đang làm bài tiếng Anh (Gia Huy là chủ ngữ)
- Nghe bài hát này rất sâu lắng (“Nghe” vốn dĩ là động từ nhưng câu này “nghe” sẽ đóng vai trò là chủ ngữ).
- Tập Conan bạn tặng tôi rất hấp dẫn (Tập Conan bạn tặng tôi là chủ ngữ, đây là một cụm chủ – vị đóng vai trò làm chủ ngữ trong đó Tập Conan bạn là chủ ngữ còn tặng tôi là vị ngữ).
>>> Bài viết tham khảo: Từ mượn là gì? Có những loại từ mượn nào? Cho ví dụ về từ mượn
Vị ngữ là gì?
Vị ngữ cũng là một thành phần chính của câu, đây cũng là thành phần bắt buộc cần phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh hơn và diễn đạt được trọn vẹn ý của câu. Trong ngôn ngữ học, vị ngữ thường được dùng biểu thị hành động, trạng thái, tính chất, quá trình hay mối quan hệ của sự vật được thể hiện thông qua chủ ngữ.
Cấu tạo: Vị ngữ trong câu thường là một từ, cụm động từ, tính từ, 1 cụm tính từ, danh từ hay 1 cụm danh từ và trong câu có thể có 1 hoặc nhiều vị ngữ. Ngoài ra vị ngữ trong câu có thể kết hợp với các trạng ngữ để chỉ quan hệ thời gian và thường để trả lời các câu hỏi Cái gì? Làm gì? Làm thế nào, nó là gì?
Ví dụ cụ thể câu có vị ngữ:
- Chú mèo con đang phơi nắng (đang phơi nắng ở đây là vị ngữ).
- Căn nhà này đẹp quá (đẹp quá là vị ngữ)
- Cái máy tính này ổ cứng còn tốt lắm (ổ cứng còn tốt lắm ở đây sẽ là vị ngữ và là một cụm chủ – vị với từ ổ cứng là chủ ngữ, còn tốt lắm sẽ là vị ngữ).
Cách nhận biết đúng chủ ngữ, vị ngữ trong câu
Những dấu hiệu nào để nhận biết chủ ngữ vị ngữ giúp chúng ta có thể dễ dàng xác định mà không mất nhiều thời gian. Dưới đây là một số cách nhận biết bạn có thể tham khảo.
Cách nhận biết chủ ngữ
Để nhận biết chủ ngữ nói chung chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ và chỉ về chủ thể được nói đến trong vị ngữ. Khi đó chủ ngữ sẽ thường trả lời cho câu hỏi về ai, cái gì, con gì, sự vật gì, hiện tượng gì?…
Ví dụ:
“Bố tôi là bác sĩ nha khoa.”
⇒ Trong câu này “Bố tôi” là chủ ngữ và trả lời cho câu hỏi “Ai?” là bác sĩ nha khoa.
Cách nhận biết vị ngữ
Vị ngữ trong câu sẽ trả lời cho câu hỏi liên quan đến “là gì”, “làm gì”, “như thế nào”. Ngoài ra, để nhận biết được vị ngữ bạn cũng có thể thông qua từ “là” thường dùng để nối với chủ ngữ.
Ví dụ vị ngữ:
“Sơn Tùng là ca sĩ mà tôi thần tượng nhất.”
⇒ Trong đó: ca sĩ mà tôi thần tượng là vị ngữ trả lời cho câu hỏi Sơn Tùng là ai?
>>> Bài viết tham khảo: Nỡ hay lỡ? Cách phân biệt và sử dụng của “nỡ” & “lỡ”
Như vậy, có thể thấy rằng cách xác định, cách nhận biết chủ ngữ, vị ngữ trong câu phải quá khó đúng không nào. Chỉ cần tập chung, nắm vững kiến thức, vận dụng những cách nhận biết mà thapgiainhiettashin.com.vn chia sẻ trên linh hoạt, khoa học bạn có thể tự tin xác định được vị ngữ chủ ngữ khi làm bài tập.