Công thức tính toán lượng nước hao hụt khi tháp giải nhiệt làm việc

Trong quá trình tháp giải nhiệt làm việc, một vấn đề thường gặp trên thiết bị và gây lãng phí cho nhiều doanh nghiệp chính là thất thoát nước. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Làm thế nào để tính toán được lượng nước hao hụt để bổ sung đầy đủ, đảm bảo hiệu quả làm việc tối ưu của thiết bị?

Sau đây chúng tôi xin chia sẻ với các bạn về nguyên nhân, công thức tính toán lượng nước bị mất đi trong quá trình tháp hạ nhiệt hoạt động. Hy vọng nhờ đó quý khách có thể bổ sung được lượng nước đầy đủ cho thiết bị này.

Bạn nên xem:

👉 Đặc điểm và cách phân loại tháp giải nhiệt đối lưu cơ học

👉 Khử trùng tháp giải nhiệt bằng phương pháp hóa học

Các nguyên nhân chính gây hao hụt nước tuần hoàn trong hệ thống tháp giải nhiệt

Trong quá trình hoạt động, nước tuần hoàn của tháp hạ nhiệt có thể mất đi do các nguyên nhân sau:

– Bay hơi: trong quá trình trao đổi nhiệt, chính sự tiếp xúc của nước nóng và không khí lạnh được đưa vào tháp sẽ khiến nước bị bay hơi do độ ẩm hấp thụ vào dòng không khí và thải ra môi trường bên ngoài. Do vậy, đây là một trong những nguyên nhân làm nước tuần hoàn bị thất thoát.

tháp giải nhiệt làm việc

Nước trong hệ thống tháp giải nhiệt thất thoát do bay hơi

– Nước bị văng ra: khi lượng không khí quá lớn được đưa vào tháp, một lượng nước nhỏ sẽ bị cánh quạt của nước hút bay lên và rơi ra khỏi tháp. Đây là sự mất nước do ảnh hưởng của động cơ và cánh quạt khi hoạt động.

– Xả tràn: khi nước đã tuần hoàn trong tháp suốt một thời gian dài, các chất rắn sẽ hình thành và khi nồng độ này gia tăng, các doanh nghiệp sử dụng tháp giải nhiệt nước buộc phải thực hiện biện pháp xả tràn một lượng nước nhất định để ngăn chặn sự tích tụ các chất cáu cặn có thể gây ảnh hưởng tới cấu trúc và độ bền của tháp. Hiện tượng này là thất thoát nước do xả tràn.

Cách tính lượng nước hao hụt khi tháp giải nhiệt làm việc

Tổng lượng nước mất đi chính là lượng nước thất thoát từ những nguyên nhân trên. Sau đây là công thức tính lượng nước hao hụt của thiết bị làm mát nước công nghiệp này.

Lượng nước thất thoát do bay hơi: E = Q/1000 = (T1-T2)/1000 x L. Trong đó, E là lượng nước mất đi do bay hơi (GPM), Q là tải nhiệt của tháp (BTU/Hr), 1000 là nhiệt bốc hơi nước (BTU/Hr°), T1 là nhiệt độ nước đầu vào (°F), T2 là nhiệt độ nước đầu ra (°F) còn L là lưu lượng nước tuần hoàn (GPM).

Lượng nước mất đi do văng ra ngoài: lượng nước hao hụt vì bắn ra ngoài nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào thiết kế của tháp và vận tốc cánh quạt. Theo đó, sự hao hụt chiếm 0,2 – 0,3% tổng lượng nước lưu thông trong hệ thống tuần hoàn.

Lượng nước hao hụt do xả tràn: chất lượng nước và nồng độ các chất rắn trong nước chính là yếu tố quyết định tới lượng nước bị mất đi do xả tràn. Trung bình, lượng nước hao hụt là khoảng 0,3% tổng nước tuần hoàn trong hệ thống tháp hạ nhiệt Liang Chi hay tháp giải nhiệt Tashin.

Theo đó, tổng lượng nước bổ sung vào tháp sẽ bằng tổng lượng nước hao hụt, tức là bằng tổng của nước mất đi do bay hơi, do phun trào và do xả tràn.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với quý khách khi có nhu cầu tính toán lượng nước hao hụt trong quá trình tháp giải nhiệt làm việc để thực hiện bổ sung đủ nước cho hệ thống. Và nếu cần được tư vấn kỹ hơn về cách sử dụng, bảo trì thiết bị này, quý khách có thể liên hệ chúng tôi theo hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ giải đáp miễn phí, kịp thời.