Dùng hóa chất gì để ức chế ăn mòn tháp giải nhiệt hiện nay?

Ăn mòn tháp giải nhiệt là hiện tượng phổ biến khi sử dụng tháp, gây ra những vấn đề ảnh hưởng tới hoạt động tháp như: giảm lưu lượng nước làm mát, hiệu suất trao đổi nhiệt giảm, hao mòn các bộ phận trong tháp,… Bởi vậy, việc sử dụng hóa chất để ức chế ăn mòn tháp giải nhiệt nước là rất quan trọng. Vậy người ta thường dùng hóa chất gì để chống ăn mòn tháp giải nhiệt?

Xem thêm: Xử trí khi tháp hạ nhiệt bị cáu cặn và cách phòng tránh.

Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ nhanh chóng trả lời câu hỏi trên của đa số người dùng, giúp người dùng sử dụng tháp hiệu quả hơn, vận hành tháp trơn tru, ổn định.

Các phương pháp ức chế ăn mòn tháp giải nhiệt được áp dụng hiện nay

Để chống ăn mòn tháp làm mát nước hiện nay, người ta thường sử dụng các biện pháp như: ngăn chặn cáu cặn và sự gia tăng của vi sinh vật, chọn vật liệu chống hao mòn, bổ sung hóa chất ức chế ăn mòn và theo nước tuần hoàn tới các vị trí trong tháp,…Phần lớn các phương pháp này đều có điểm chung là mục đích để phủ lớp màng mỏng lên bề mặt kim loại, đẩy lùi oxy tự do và ngăn nước tiếp xúc với kim loại, ngăn phản ứng ăn mòn. Trong các biện pháp đó, biện pháp dùng hóa chất chống ăn mòn tháp giải nhiệt nước được lựa chọn nhiều bởi hiệu quả nhanh chóng và không tốn kém chi phí.

Phương pháp sử dụng hóa chất thường được dùng để ức chế ăn mòn tháp giải nhiệt

Phương pháp sử dụng hóa chất thường được dùng để ức chế ăn mòn tháp giải nhiệt

Hóa chất dùng để chống ăn mòn tháp giải nhiệt

Khi áp dụng phương pháp  này, người ta thường sử dụng một số hóa chất sau:

Nitrat: Đây là loại hóa chất ức chế ăn mòn cho nhôm trong tháp giải nhiệt tuần hoàn kín, liều lượng sử dụng khoảng từ 10 – 20mg/l.

Nitrit: Hóa chất ức chế ăn mòn thép trong tháp làm mát nước, liều lượng dùng khoảng 500 – 700mg/l; chủ yếu dùng trong hệ thống tháp giải nhiệt tuần hoàn kín bởi liều lượng sử dụng cao, phản ứng với oxy.

Cromate: Đây là chất chống ăn mòn mang lại hiệu quả rất tốt với tháp giải nhiệt nước cấu thành từ thép nhưng gây hại cho môi trường nên bị cấm sử dụng hiện nay.

Molybdat: Khi cromate bị cấm thì molybdat được coi là loại hóa chất thay thế cromate, không gây độc hại, có thể ức chế ăn mòn trên thép ở mức liều lượng 8-12mg/l. Chi phí sử dụng loại hóa chất này khá tốn kém.

Ngoài ra, còn những hóa chất khác như: kẽm, polysilicate,…Với những hệ thống tháp được cấu thành từ nhiều vật liệu thì người dùng có thể pha trộn các hóa chất khác nhau để đáp ứng hiệu quả nhanh, tốt nhất.

Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với quý khách khi có nhu cầu tìm hiểu về các loại hóa chất chống ăn mòn tháp giải nhiệt thường dùng. Mọi câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp kỹ hơn về vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ hotline 0912 370 282 để nghe hỗ trợ miễn phí, kịp thời.

> Giải pháp ức chế quá trình ăn mòn xảy ra với tháp giải nhiệt nước