Độ kiềm của nước cấp và một số ảnh hưởng tới hệ thống tháp giải nhiệt

Để các hệ thống tháp giải nhiệt có thể vận hành bình thường và có tuổi thọ dài lâu thì người dùng cần phải xử lý nước đầu vào cẩn thận. Một trong những vấn đề thường gặp trên thiết bị và cần phải xử lý nhanh chính là độ kiềm của nước cấp quá cao.

Độ kiềm của nước là gì? Độ kiềm của nước có ảnh hưởng gì tới hiệu quả làm việc của tháp giải nhiệt cooling tower? Một số thông tin chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp quý khách có được cái nhìn chi tiết hơn về vấn đề này.

Tham khảo thêm:

👉 Xử lý nước đầu vào kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt

👉 Tìm hiểu về vấn đề cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt

Độ kiềm của nước cấp cho hệ thống làm mát nước là gì?

Độ kiềm chính là thước đo cho khả năng trung hòa axit của nước. Các ion tạo nên độ kiềm là cacbonat (CO), bicacbonat (HCO3¯), giá trị pH cao và hydroxit (OH¯). Bên cạnh đó, các ion khác cũng có thể ảnh hưởng tới độ kiềm, bao gồm silicat, phosphate, borat và một số chất hữu cơ.

Theo các chuyên gia, tính kiềm tự nhiên của nước thường bị ảnh hưởng bởi địa chất của các loại đá và đất trong các khu vực, lưu vực nước. Độ kiềm này phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ các muối có tính axit, bazơ, các thành phần hóa học đầy đủ của nước và các thông số khác như nhiệt độ, độ dẫn điện,…

hệ thống tháp giải nhiệt

Độ kiềm của nước cấp là yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống tháp giải nhiệt

Giá trị pH >7 biểu thị tính kiềm của nước. Khi pH của nước thấp hơn 8.3, nồng độ kiềm trong nước chủ yếu ở dạng bicarbonate và sẽ không hình thành cáu cặn. Tuy nhiên, khi pH tăng lên trên 8.3 thì độ kiềm sẽ chuyển đổi từ bicacbonat sang cacbonat và hydroxit, đồng thời tạo điều kiện để cáu cặn hình thành trong hệ thống tháp giải nhiệt nước, khiến người dùng buộc phải tìm đến các biện pháp ức chế cáu cặn.

Ảnh hưởng của độ kiềm nước cấp tới hệ thống tháp giải nhiệt

Độ kiềm nước cấp quá cao sẽ làm hình thành các loại cáu cặn trong tháp hạ nhiệt nước. Theo đó, cặn bám chủ yếu được tích tụ do sự lắng đọng của canxi cacbonat không hòa tan và đây chính là vấn đề gây nhiều trở ngại đối với các thiết bị trao đổi nhiệt nói chung, tháp giải nhiệt công nghiệp nói riêng. Cụ thể là cặn bám tích tụ trên bề mặt trao đổi nhiệt sẽ làm giảm hiệu quả làm mát nước, đồng thời cản trở lưu lượng nước trong đường ống. Chính các cặn bám này sẽ phải đòi hỏi một quy trình vệ sinh đặc biệt, sử dụng nhiều hóa chất khác nhau và có thể làm giảm tuổi thọ của thiết bị làm mát nước này.

Sự hình thành cặn bám không đều trong tháp giải nhiệt cooling tower có thể dẫn tới hiện tượng quá nhiệt cục bộ và thậm chí là biến dạng thiết bị nếu người dùng không kịp thời thực hiện các biện pháp kiểm soát cáu cặn. Bên cạnh đó, độ kiềm cao trong nước cấp tháp giải nhiệt Tashin, tháp giải nhiệt nước Liang Chi cũng làm căng bề mặt bên trong tháp, tạo bọt và làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Ngoài ra, lượng bicacbonat và cacbonat quá cao trong nước cũng làm hình thành cacbon dioxit trong hơi nước, làm gia tăng sự ăn mòn trong nước ngưng và hơi nước của đường ống dẫn nước.

Một số thông tin trên đây hy vọng sẽ hữu ích với quý khách khi muốn tìm hiểu chi tiết hơn về ảnh hưởng của độ kiềm nước cấp đối với hoạt động của hệ thống tháp giải nhiệt nước công nghiệp. Với những câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp kỹ hơn xoay quanh vấn đề này, quý khách có thể liên hệ chúng tôi theo số máy 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ kịp thời, miễn phí.