Tình trạng cáu cặn trong tháp giải nhiệt gây ra khá nhiều ảnh hưởng đối với hiệu quả làm việc và tuổi thọ của thiết bị. Do đó, người dùng hiện nay đã tìm tới nhiều biện pháp kiểm soát hiện tượng này, trong đó có phương pháp vật lý – sử dụng hệ thống lọc.
Phương pháp lọc sẽ giúp hạn chế nồng độ của các chất gây ô nhiễm cho nước thông qua các phương tiện cơ học như lọc trực tiếp hoặc lọc gián tiếp. Sau đây là thông tin chi tiết về vấn đề này, hy vọng sẽ hữu ích với quý khách.
Có thể bạn quan tâm:
👉 Vệ sinh, bảo dưỡng tháp giải nhiệt định kỳ mang lại những lợi ích gì?
👉 https://yenphat.vn/quy-trinh-van-hanh-thap-giai-nhiet-nuoc.html
Hệ thống lọc kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt
Lọc là quá trình cơ học thu thập các chất rắn trên một vật liệu xốp để loại bỏ các chất lơ lửng như bùn, phù sa và vi sinh vật trong nước. Loại bỏ các chất lơ lửng đồng nghĩa với việc loại bỏ các chất gây kết tụ, giúp chương trình quản lý nước tổng thể thành công và hỗ trợ các chất xử lý hóa học làm việc hiệu quả hơn. Có hai phương pháp lọc được sử dụng để ngăn chặn cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước là:
Lọc trực tiếp: cho phép tất cả nước trong hệ thống tuần hoàn đi qua bộ lọc để loại bỏ các tạp chất cũng như các chất rắn lơ lửng.
Lọc xử lý nước cho tháp giải nhiệt
Lọc gián tiếp: đặt một bộ lọc trong một dòng nước trích để một phần nước tuần hoàn được lọc. Tỷ lệ trích lọc cao không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước trong hệ thống làm mát mà còn nâng cao hiệu năng của thiết bị lọc. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp, tiết kiệm không gian so với lọc trực tiếp. Đồng thời, nó còn giúp xử lý các mảng bong bẩn trong tháp giải nhiệt cooling tower, các tạp chất kết tủa trong nước.
Cả hai phương pháp lọc trên đều giúp giảm lượng chất rắn lơ lửng trong nước, góp phần xử lý nước hiệu quả, giảm nguy cơ cáu cặn hình thành trong hệ thống tháp làm mát nước.
Các thiết bị lọc loại bỏ cáu cặn trong tháp giải nhiệt
Stainer: là bộ lọc có dạng bình kín với một lớp sàng lọc, giúp loại bỏ và giữ lại các hạt lơ lửng có kích thước lớn hơn 25μm trong nước. Bộ lọc này chỉ được sử dụng như lọc sơ cấp nhằm loại bỏ các hạt lớn trong hệ thống tuần hoàn. Khi sử dụng stainer, người dùng cần thường xuyên kiểm tra và làm sạch để đảm bảo lọc luôn hoạt động bình thường.
Cartridge: là bộ lọc được sử dụng để loại bỏ hầu hết các hạt lơ lửng trong nước tháp giải nhiệt có kích thước trên 1μm. Bộ lọc này thường được dùng một lần và thay thế nếu cần thiết. Số lần thay thế Cartridge sẽ phụ thuộc vào nồng độ các chất rắn lơ lửng trong nước tuần hoàn, kích thước các hạt nhỏ nhất và hiệu quả loại bỏ cặn bẩn.
Bộ lọc cát: là bộ lọc thông dụng nhất, thường loại bỏ các chất lơ lửng có kích thước khoảng 10μm hoặc thậm chí là 1μm. Với những tháp giải nhiệt sử dụng nguồn nước đầu vào có hàm lượng chất rắn lơ lửng thấp thì có thể sử dụng bộ lọc nhiều lớp với mỗi lớp có kích thước khác nhau.
Lọc tách ly tâm – trọng lực: các tháp giải nhiệt nước Liang Chi, tháp hạ nhiệt Tashin sử dụng bộ lọc này có thể lọc được khoảng 40% lượng chất rắn lơ lửng có kích thước 20 – 40μm trong nước tuần hoàn.
Bộ lọc túi: sử dụng túi lọc làm từ vải, nylon, polyester hoặc polypropylene với các lỗ nhỏ kích thước từ 0,01 – 0,85mm để lọc bỏ cặn bẩn trong tháp.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với quý khách để lựa chọn được phương pháp lọc kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt tốt nhất. Mọi câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp kỹ hơn về phương pháp xử lý nước này, quý khách có thể liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ kịp thời, miễn phí.