Lập luận là gì? Trong cuộc sống muốn bảo vệ quan điểm, chính kiến của bản thân người ta thường sử dụng lập luận. Để hiểu rõ hơn về các phương pháp lập luận, các kỹ năng lập luận hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Lập luận là gì?
Lập luận có nhiều định nghĩa khác nhau theo ngữ cảnh của hiểu biết về lý tính như là một hình thức của tri thức. Theo định nghĩa logic, lập luận là hành động sử dụng lý tính để đưa ra một kết luận từ các tiền đề nhất định bằng cách sử dụng phương pháp luận cho trước.
Trong triết học, lập luận là năng lực cơ bản của tư duy được thể hiện trong quá trình chuyển đổi hình thức và các bước phát triển của tư duy để thu được kết quả như mong muốn. Lập luận có 2 kiểu chính là:
- Luận kết: là lập luận theo kiểu rút ra kết luận có từ các tiền đề đã cho trước. Luận kết có thể theo được viết theo lối suy diễn, quy nạp hoặc loại tỉ,…
- Luận chứng: là lập luận theo kiểu truy tìm các luận chứng, luận đề nhất định để có thể chứng minh hoặc phản bác.
Hiểu một cách cơ bản, lập luận chính là khả năng một người thông qua tư duy, ý nghĩ của mình để nói hoặc viết nhằm thuyết phục hay chứng minh với người khác. Từ đó, để họ nghe theo, tin tưởng và đồng thuận một điều gì đó mà người lập luận muốn.
Thao tác lập luận là gì?
Để có thể lập luận cần phải qua 6 thao tác, mỗi thao tác sẽ có ý nghĩa, tác dụng và cách dùng khác nhau.
Thao tác lập luận giải thích
Đó là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng hay khái niệm để người khác có thể hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. Giải thích trong văn nghị luận sẽ giúp người đọc hiểu được đạo lý, tư tưởng, phẩm chất nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn.
Cách giải thích trong thao tác này là: Tìm đủ lý lẽ để giảng giải và cắt nghĩa vấn đề đó bằng các đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.
Thao tác lập luận phân tích
Là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để có thể đi sâu vào và xem xét một cách toàn diện về hình thức, nội dung của đối tượng.
Thao tác lập luận chứng minh
Sử dụng những bằng chứng, các dẫn chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng. Khi sử dụng các dẫn chứng nên dùng dẫn chứng phong phú, tiêu biểu để có thể dễ nhận được sự đồng thuận.
Thao tác lập luận so sánh
Giúp làm sáng tỏ đối tượng nói đến trong các mối tương quan với các đối tượng khác bằng cách so sánh sự giống và khác nhau trong bản chất của từng đối tượng.
Thao tác lập luận bình luận
Dựa trên các bình luận để đưa ra nhận xét, bàn bạc, đánh giá về một vấn đề qua những kiến thức, trải nghiệm, tầm hiểu biết của mình.
Thao tác lập luận bác bỏ
Đưa ra tranh luận, trao đổi để bác bỏ ý kiến được cho là sai. Có thể bác bỏ luận điểm, luận cứ bằng các lập luận nêu ra những nguyên nhân, tác hại những mặt sai lệch, không chuẩn xác…
Mô hình lập luận là gì?
Để nghĩ ra được lập luận không khó nhưng xây dựng lập luận tốt nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng, đồng thuận lại không hề dễ. Xây dựng mô hình lập luận là phương pháp, cách tư duy, lập luận đã được các nhà nghiên cứu làm ra với kết cấu chặt chẽ. Những mô hình này dựa trên các học thuyết về tâm lý,…mà người lập luận có thể dựa theo đó để tạo những lập luận chắc chắn, dễ dàng, thực tế thuyết phục người nghe.
Có thể ví dụ về các mô hình lập luận đang được nhiều người áp dụng như:mô hình cấu trúc suy luận gồm 6 yếu tố của Toulmin, mô hình tam đoạn luận của Aristotle,…
Mục đích của lập luận là gì?
Mục đích cuối cùng của lập luận đơn giản đó là thuyết phục người khác tin tưởng, bằng các lý lẽ để họ có thể đồng ý với ý kiến mà người lập luận muốn đạt tới. Cụ thể:
- Chứng minh cho một yêu cầu nào đó là đúng và lại được sự tin tưởng, đồng thuận của người khác.
- Nhận định vấn đề: Đưa ra các quan điểm của bản thân.
- Đưa ra những lời chỉ dẫn, lời khuyên và kết luận
Tuy nhiên để lấy được sự đồng tình, lòng tin của người khác cũng không phải là điều dễ dàng. Do đó, người lập luận cần luyện tập kỹ năng thật tốt mới có thể đưa ra những lập luận sâu sắc, tư duy logic và thuyết phục được mọi người.
Kỹ năng lập luận là gì?
Kỹ năng là khả năng vận dụng sự hiểu biết, những kiến thức của con người để thực hiện một việc gì đó. Đó có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, đồi hỏi chuyên môn hoặc việc liên quan đến giao tiếp, đến cảm xúc, sinh tồn,…
Kỹ năng lập luận chính là khả năng vận dụng sự hiểu biết, kiến thức của con người có để hình thành nên những ý tưởng lập luận cho bản thân. Qua đó có thể trình bày được những ý tưởng đó một cách logic nhất, hoàn thiện nhất và dễ thuyết phục người khác.
Kỹ năng lập luận có thể có được thông qua rèn luyện và ngày càng được nâng cao nếu người lập luận luôn luôn muốn học tập, tư duy, tìm hiểu và trao dồi các phương pháp lập luận thông qua những buổi tranh luận, hùng biện,…
Bên cạnh đó, việc mở rộng vốn hiểu biết, vốn sống các kiến thức của bản thân cũng sẽ giúp cho người lập luận có được những tư duy sắc bén, có cách nhìn các vấn đề logic, đa chiều hơn.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về lập luận là gì, các thao tác lập luận, mục đích và kỹ năng lập luận. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn cũng như có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho bản thân.