Phân biệt chiller giải nhiệt bằng gió và chiller giải nhiệt bằng nước

Chiller giải nhiệt bằng gió và chiller giải nhiệt bằng nước là 2 loại chiller được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết người dùng đều không nắm được đặc điểm của 2 loại chiller này để từ đó có quyết định đầu tư chính xác.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn thông tin chi tiết về đặc điểm, sự khác biệt của 2 loại chiller này. Nhờ đó, bạn có thể chọn được sản phẩm phù hợp với đơn vị mình.

Chiller là gì?

Chiller là hệ thống thiết bị sản xuất nước lạnh để cung cấp tới các công trình phục vụ việc làm lạnh đồ vật, thực phẩm, duy trì hoạt động của hệ thống điều hòa trung tâm. Chiller thường được lắp đặt cho nhà máy hoặc các trung tâm thương mại.

Hiện trên thị trường có 2 loại chiller là chiller giải nhiệt gió (air cooling chiller) và chiller giải nhiệt nước (water chiller). 2 hệ thống này có sự khác biệt cơ bản về nguyên lý giải nhiệt. Mỗi hệ thống đều có những ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của các đơn vị hiện nay.

Chiller giải nhiệt bằng gió có nhiều ưu điểm vượt trội

Chiller giải nhiệt bằng gió có nhiều ưu điểm vượt trội

Tham khảo thêm: Tháp giải nhiệt chiller có cấu tạo như thế nào?

Điểm khác biệt giữa chiller giải nhiệt bằng gió và chiller giải nhiệt nước

Chiller giải nhiệt gió là hệ thống áp dụng nguyên lý làm lạnh cưỡng bức bằng gas tương tự hệ thống giải nhiệt nước. Tuy nhiên, hệ thống chiller giải nhiệt gió có một số điểm khác biệt về cấu tạo. Đó là, khi chiller giải nhiệt nước sử dụng tháp giải nhiệt công nghiệp để làm mát thì chiller giải nhiệt bằng không khí lại dùng quạt hút cưỡng bức để giải nhiệt. Chiller giải nhiệt gió có hiệu suất lạnh kém hơn chiller giải nhiệt nước, chỉ bằng 70% hiệu suất làm mát. Đồng thời, chúng ta cần phải bảo dưỡng hệ thống chiller giải nhiệt gió thường xuyên.

Dù vậy, chiller giải nhiệt gió vẫn có những ưu điểm như hệ thống nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích, dễ vận chuyển và lắp đặt. Bên cạnh đó, thiết bị này có thể làm việc ở những nơi không có nguồn nước sạch hoặc nguồn nước có lẫn hóa chất (trong khi chiller giải nhiệt nước không thể làm được điều này). Hệ thống chiller giải nhiệt bằng không khí chủ yếu được sử dụng trong những lĩnh vực như giải nhiệt hóa chất, làm mát nhà xưởng,…

Còn chiller giải nhiệt nước là hệ thống máy làm lạnh nước công nghiệp, nhiệt độ nước đầu vào khoảng 40 – 90ºC, nhiệt độ nước mà thiết bị tạo ra trong khoảng 6 – 30ºC, phù hợp với nhu cầu sản xuất. Hệ thống gồm 4 phần chính: máy nén lạnh, dàn nóng chiller, dàn bay hơi chiller và tủ điều khiển. Ưu điểm của thiết bị là hiệu suất cao, độ bền dài lâu, không ảnh hưởng tới không gian lắp đặt, thích hợp với những công trình lớn. Tuy nhiên, chiller giải nhiệt nước cũng có hạn chế là độ ồn lớn, cần phải lắp đặt hệ thống làm mềm nước cho tháp giải nhiệt; bảo trì khá phức tạp và chi phí đầu tư, lắp đặt, vận hành cũng đều cao hơn so với chiller giải nhiệt gió.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn có được cái nhìn toàn diện về chiller, nắm được ưu, nhược điểm của chiller giải nhiệt bằng gió và chiller giải nhiệt bằng nước để từ đó có quyết định đầu tư chính xác nhất. Và nếu cần đầu tư tháp giải nhiệt cooling tower cho chiller giải nhiệt nước, các bạn có thể gọi tới số máy 0912 370 282 để được báo giá ưu đãi.