Quan hệ từ là gì? Các lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ

Quan hệ từ là gì? Các lỗi thường gặp và cách chữa lỗi về quan hệ từ như thế nào? Trong tiếng Việt quan hệ từ là một từ loại có vai trò quan trọng để kết nối các thành phần trong câu, các câu trong đoạn văn. Quan hệ từ là một trong những kiến thức được học trong chương trình tiểu học, trung học cơ sở. Để ôn lại kiến thức và hiểu chi tiết hơn về quan hệ từ, các ví dụ, một số lỗi thường gặp trong quan hệ từ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Quan hệ từ là gì?

Quan hệ từ là những từ được dùng để biểu thị mối quan hệ của bộ phận nào đó trong câu hay đoạn văn. Các mối quan hệ này vô cùng đa dạng và phong phú, đó có thể là quan hệ so sánh, quan hệ nhân quả, quan hệ sở hữu,…

quan-he-tu-la-gi

Quan hệ từ nghĩa là gì? Thế nào là quan hệ từ?

Mối quan hệ từ khá đa dạng và được nối với nhau qua các từ như: và, với, hay, hoặc, mà, thì, của, nhưng, ở, tại, bằng, như, để, về…Một số quan hệ từ dưới đây:

Quan hệ từ Ý nghĩa Ví dụ
Của Quan hệ sở hữu Quyển truyện của nó đọc rất hay.
Như Quan hệ so sánh Cô ấy xinh đẹp như một đóa hoa mười giờ.
Quan hệ mục đích Quyển sách mà Bình cho tôi rất ý nghĩa.
Quan hệ liệt kê Linh và Hoa cùng học lớp 6B.
Nhưng Quan hệ tương phản Hôm qua trời mưa nhưng đường không bị ngập.
Từ Chỉ quan hệ định vị (bắt đầu vị trí khởi điểm thời gian hoặc địa điểm xuất phát) Từ hôm nay, chúng ta sẽ học tập thật tích cực để lên đại học.
Chỉ quan hệ định vị (định vị là địa điểm, đối tượng) Những chiếc bút được xếp gọn gàng ở trong hộp.
Bằng Nói về quan hệ phương tiện, cách thức, trạng thái, nguyên liệu chế tạo Chúng tôi về quê nội bằng xe máy.
Với Nói về quan hệ hướng tới đối tượng được nói đến. Chúng tôi đã từng xem bộ phim Titanic với nhau rất lâu.

Như vậy, khi tìm hiểu về quan hệ từ là gì ta cần tìm hiểu về các cặp quan hệ từ thường gặp để vận dụng chính xác, giúp câu đa dạng, tạo nên sự hứng thú cho người nghe và người đọc.

Chức năng chính của quan hệ từ là gì?

Qua khái niệm về quan hệ từ là gì ở trên ta thấy rằng quan hệ từ là một thành phần đặc biệt trong câu. Chức năng của quan hệ từ được dùng để là rõ ý nghĩa của câu hoặc của một đoạn văn nào đó. Hơn nữa với chức năng liên kết từ, cụm từ, liên kết các câu với nhau trong đoạn văn giúp câu, đoạn văn trở nên mạch lạc, dễ hiểu, có logic hơn.

Nếu không sử dụng quan hệ từ, câu văn không còn có sự kết nối, lời văn rời rạc, câu văn, đoạn văn trở nên khó hiểu, lủng củng. Do vậy, cần phải hiểu rõ các đặc điểm trong quan hệ từ, các cặp quan hệ từ để vận dụng một cách linh hoạt, chính xác nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất.

xem thêm

Các loại cặp quan hệ từ thường gặp

Có 4 loại cặp quan hệ từ thường gặp trong tiếng Việt như: quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân, kết quả, quan hệ giả thiết- kết quả, quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến. Cụ thể:

cac-cap-quan-he-tu

Các cặp quan hệ từ thường gặp trong tiếng Việt

Quan hệ từ cặp Giả thiết – Kết quả; Điều kiện – Kết quả

Cặp quan hệ từ giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả sử dụng các cặp từ quan hệ: Nếu … thì…; Hễ … thì…; Giá mà … thì …

Ví dụ:

  1. Nếu ngày mai trời nắng, tôi sẽ đi tập trượt patin.
  2. Giá mà tôi cố gắng học tiếng Anh thì điểm thi của tôi sẽ đạt kết quả tốt hơn

Quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả

Quan hệ từ nguyên nhân kết quả được dùng để nối các yếu tố có cấu tạo là danh từ, vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị). Cặp quan hệ từ thường gặp biểu thị quan hệ Nguyên nhân – Kết quả bao gồm: Vì … nên…; Do … nên…; Nhờ … mà…

Ví dụ: Nhờ học tập chăm chỉ mà Quyên đã tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc.

Quan hệ tăng lên

Các cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng lên gồm có: Không những … mà còn…; Không chỉ … mà còn…; Càng … càng…

Ví dụ: Thắm không những hát hay mà học rất giỏi.

Quan hệ tương phản, đối lập

Các cặp quan hệ từ thể hiện sự tương phản đối lập thường gặp là:Tuy … nhưng…; Mặc dù … nhưng…

Ví dụ:

  1. Mặc dù tuyết rơi rất lạnh nhưng anh ấy vẫn đến đón cô ấy đúng giờ.
  2. Tuy cô ấy không xinh đẹp nhưng cô ấy có tấm lòng nhân hậu sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Cách sử dụng quan hệ từ

Trong văn viết hoặc trong quá trình giao tiếp có nhiều trường hợp bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ. Trong một số trường hợp thiếu đi quan hệ từ nhưng câu văn vẫn không đổi nghĩa hoặc câu không được rõ nghĩa thì buộc phải sử dụng quan hệ từ, cặp quan hệ từ. Để hiểu hơn về cách sử dụng quan hệ từ hãy tham khảo các ví dụ dưới đây nhé.

Bắt buộc phải dùng quan hệ từ

Ví dụ: Hôm nay, toàn bộ nhân viên được làm việc ở nhà.

Xét trong ví dụ trên có từ chủ quan hệ từ là “ở”. Nếu bỏ quan hệ từ đi câu sẽ bị thay đổi về mặt ngữ nghĩa → Hôm nay, toàn bộ nhân viên được làm việc nhà.

Có thể sử dụng hoặc không dùng quan hệ từ

Ví dụ: Chúng tôi tin tưởng ở kỳ thi này nhiều bạn đạt điểm cao.

Trong ví dụ này, quan hệ từ “ở” nếu không sử dụng thì câu trên sẽ trở thành

→ Chúng tôi tin tưởng kỳ thi này nhiều bạn đạt điểm cao.

Như vậy, dù trong câu có sử dụng quan hệ từ hay không thì nghĩa của câu cũng không bị thay đổi.

Các lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ là gì?

Trong quá trình sử dụng quan hệ từ hay các cặp quan hệ từ thường gặp một số lỗi hay gặp đó là:

chua-loi-ve-quan-he-tu

Chữa lỗi về quan hệ từ thường gặp trong trong văn viết và nói

Thiếu quan hệ từ

Ví dụ: Đừng nên nhìn vào hình thức đánh giá người khác.

Câu ví dụ trên thiếu quan hệ từ, nên chữa lại lỗi như sau:

→Đừng nên nhìn vào hình thức mà đánh giá người khác.

Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

Ví dụ: Trời nay mưa rất to và tôi vẫn tới trường đúng giờ.

Trong ví dụ quan hệ từ sử dụng chưa thích hợp, nên thay như sau:

→ Trời nay mưa to nhưng tôi vẫn tới trường đúng giờ.

Thừa quan hệ từ

Ví dụ: Nhà tôi vừa mới mua một chiếc tủ bằng gỗ rất đẹp.

Câu trên dùng thừa quan hệ từ có thể chữa lỗi quan hệ từ như sau:

→ Nhà tôi vừa mới mua một chiếc tủ gỗ rất đẹp.

Dùng quan hệ từ nhưng không có tác dụng liên kết

Ví dụ: Trang là một học sinh giỏi toàn diện của trường. Không chỉ giỏi về Toán. Không chỉ giỏi về Văn. Cô giáo rất khen Trang.

Trong ví dụ trên sử dụng quan hệ từ không có tác dụng liên kết. Có thể chữa lỗi về quan hệ từ như sau:

→ Trang là một học sinh giỏi toàn diện của trường. Không chỉ giỏi về Toán mà còn giỏi môn Văn. Cô giáo rất khen Trang.

Như vậy, qua những phân tích trên đây về quan hệ từ là gì, các lỗi thường gặp và cách sửa lỗi trong khi sử dụng quan hệ từ. Hy vọng với những thông tin cơ bản này sẽ giúp bạn vận dụng những kiến thức tốt nhất để giải quyết các bài tập về quan hệ từ, sử dụng linh hoạt và diễn đạt câu, đoạn văn mạch lạc, logic, khoa học.