Hầu hết các loại động cơ xe, máy phát điện đều sử dụng dung dịch làm mát để giải nhiệt (trừ động cơ làm mát bằng không khí). Tuy vậy, không phải người dùng nào cũng hiểu rõ về đặc điểm, cách sử dụng nước giải nhiệt máy phát điện để giúp thiết bị vận hành ổn định, giảm nguy cơ phát sinh sự cố.
Để hiểu về công dụng nước làm mát động cơ máy phát điện và biết cách sử dụng sản phẩm này hiệu quả, các bạn có thể tham khảo bài viết được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.
Có thể bạn quan tâm: Phân biệt chiller giải nhiệt bằng gió và chiller giải nhiệt bằng nước
Vì sao cần dùng dung dịch làm mát động cơ máy phát điện?
Thống kê cho thấy có tới 80% trường hợp động cơ bị hỏng hóc do hệ thống làm mát bị hư hại, bảo dưỡng kém. Nguyên nhân là vì trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, động cơ máy phát điện sẽ sản sinh nhiều nhiệt lớn và lượng nhiệt này là nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của động cơ. Để giải quyết vấn đề này, các hãng sản xuất đã tích hợp thêm hệ thống làm mát bằng dung dịch nước giải nhiệt để bảo vệ động cơ máy phát điện.
Dung dịch làm mát có những chức năng chính là bảo vệ chống ăn mòn, chống tróc rỗ bên trong động cơ máy phát điện, từ đó ngăn ngừa hiện tượng sôi nước làm mát. Nước giải nhiệt tương thích với các vật liệu kim loại đen và kim loại màu trong hệ thống làm mát, giúp giải nhiệt động cơ và kéo dài tuổi thọ của bộ phận này một cách hiệu quả.
Lưu ý khi lựa chọn, sử dụng nước giải nhiệt máy phát điện
– Không sử dụng nước sinh hoạt để làm mát động cơ mà phải dùng nước giải nhiệt chuyên dụng vì trong dung dịch làm mát cần có các phụ gia chống đông đặc, chống ăn mòn và tăng nhiệt độ sôi.
– Có nhiều loại nước làm mát động cơ, từ thế hệ cũ có màu xanh lá cây đến thế hệ mới có màu đỏ, xanh lam hoặc vàng. Tất cả các loại nước giải nhiệt đều có tác dụng bảo vệ động cơ không nóng quá giới hạn cho phép và chống ăn mòn bên trong động cơ. Tuy nhiên, dung dịch làm mát màu đỏ, xanh lam và vàng thân thiện với môi trường hơn nên người dùng nên ưu tiên sử dụng chúng.
– Khuyến cáo thay nước làm mát lần đầu sau 250 giờ máy vận hành hoặc sau 1 năm tùy thuộc vào điều kiện nào tới trước. Những lần sau người dùng nên thay nước làm mát động cơ máy phát điện sau khoảng 1000 giờ hoặc 2 năm tùy xem điều kiện nào tới trước. Nước làm mát cần được thay theo lịch trình đều đặn để tránh làm thay đổi thành phần hóa học trong dung dịch gây ăn mòn các chi tiết trong thiết bị.
– Dung dịch làm mát máy phát điện nên được hòa trộn với tỉ lệ: 60% dung dịch làm mát với 40% nước.
– Trong quá trình máy phát điện hoạt động người dùng phải luôn kiểm tra mức nước trong bình, nếu thấy hao hụt cần bổ sung. Nếu nước làm mát vẫn còn đủ mà không giảm nhiệt độ động cơ thì bạn nên kiểm tra lại hệ thống làm mát, cho súc rửa vệ sinh ngay.
– Không nên trộn chung các loại nước làm mát với nhau.
Ngoài ra, đối với những nhà máy trang bị nhiều máy phát điện, sử dụng tháp giải nhiệt cũng là giải pháp làm mát máy tuyệt vời thay vì chỉ dùng nước giải nhiệt thông thường.
Trên đây là thông tin chia sẻ giúp người dùng hiểu hơn về công dụng, cách lựa chọn và sử dụng nước giải nhiệt máy phát điện. Thông tin cần được tư vấn chi tiết về các phương pháp làm mát máy móc trong nhà xưởng, quý khách có thể gọi tới số máy 0986 652 550 để nghe giải đáp miễn phí.