Trộm vía là gì? Làm thế nào để trộm vía cho trẻ sơ sinh?

Trộm vía là gì? Chúng ta thường nghe từ trộm vía được sử dụng khá phổ biến khi đi kèm với những từ để khen trẻ nhỏ. Đặc biệt tại các khu vực tỉnh thành phía Bắc thường hay sử dụng cụm từ trộm vía này trước những từ khen dành cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, ít người biết được ý nghĩa của trộm vía nghĩa là gì, tại sao lại được dùng để khen trẻ con mà không dùng những từ khác thay thế. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của thapgiainhiettashin tham khảo để biết thêm nhé!

Trộm vía là gì?

Trộm vía theo tiếng Việt là một tính từ được sử dụng với mục đích để khen ngợi một đứa trẻ nào đó với hàm ý diễn tả sự đáng yêu, mong muốn đứa bé được khỏe mạnh.

trom-via-la-gi

Trộm vía có nghĩa là gì? Trộm vía là sao?

Trong cuộc sống hàng này chúng ta vẫn thường nghe đến ông bà, cô bác khen những đứa trẻ như “trộm vía, con trông bụ bẫm đáng yêu quá” hay “trộm vía, cháu ngoan quá”.

Từ thời xa xưa, ông bà ta đã có những quan niệm để tránh điều xấu như đặt tên con bằng những tên xấu để tránh ma quỷ quấy nhiễu. Bên cạnh đó, cũng thường xuyên khen các bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh mới để bằng những cụm từ đi kèm với từ trộm vía. Trộm vía khi sử dụng thường được đặt ở đầu câu khi muốn khen một đứa trẻ để tránh cho lời khen đó trở thành điềm gở, không tốt cho đứa bé.

Cứ như vậy, từ “trộm vía” dần trở thành lối nói mang màu sắc tâm linh, mang bản sắc đậm nét văn hóa Á Đông nói chung và văn hóa Việt nói riêng.

Nguồn gốc của từ trộm vía có nghĩa là gì?

Nguồn gốc của từ trộm vía bắt đầu từ câu nói do người xưa quan niệm đó là: con trai có 3 hồn 7 vía còn con gái thì có 3 hồn 9 vía. Trong đó, vía ở đây là năng lượng tinh thần mà dựa vào đó con người có thể sống được khỏe mạnh.

Khi một trong các vía bị phạm phải sẽ khiến cơ thể trở nên yếu ớt, ốm đau. Đối với tín ngưỡng của người Việt tin rằng những tác động từ bên ngoài như mắt, mũi miệng lưỡi khiến cho vía đó bị động nên có thể dẫn tới bệnh tật.

Do đó cách nói “trộm vía” được coi như một lời xin phép đối với các vị thần linh, xin thần thánh cho đứa trẻ luôn được khỏe mạnh, bình yên.

Các cụ ta cũng quan niệm rằng có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Đối với trẻ nhỏ, còn yếu ớt, cần được bảo vệ, giữ gìn. Nên trước khi dành lời khen cho trẻ nhỏ người lớn cần phải xin phép thần linh trước. Đây được coi là một lời xin phép bởi nếu người khen có vía dữ chẳng may sẽ át vía của bé làm cho bé dễ sinh sợ hãi, quấy khóc, không yên.

Có quan niệm cho rằng do ma quỷ có thói ghen ghét với con người nên thỉnh thoảng hay đến quậy phá những đứa trẻ ngoan. Vì thế, ngày xưa mọi người thường đặt tên con thật xấu để ma quỷ không nhòm ngó đến và con cái dễ nuôi hơn.

Tại sao người ta hay nói “Trộm vía” mà không phải cái khác?

Sở dĩ sử dụng trộm vía em bé, trộm vía cho con, trộm vía bán hàng…mà không dùng các từ khác như trộm hồn, trộm hình, trộn bóng…là do quan niệm con người ở các giới tính khác nhau sẽ có các vía khác nhau.

trom-via-nghia-la-gi

Tại sao lại nói “trộm vía” khi dành câu khen cho trẻ nhỏ

Trong tiếng Hán cổ từ “hồn” và “vía” là cách đọc của từ “hồn phách”. Trong đó, phần hồn thể hiện sự thiêng liêng của con người còn phần phách nói lên khí chất của người đó.

Theo quan niệm của tổ tiên để lại khi khen một em bé mà không thêm từ trộm vía trước câu khen thì lời khen đó trở nên phản tác dụng, có thể đứa bé được khen sẽ ngược lại không còn ngoan, khỏe mạnh hay xinh xắn như trước nữa.

Từ đây chúng ta không những hiểu trộm vía là j mà còn biết thêm tại sao lại sử dụng từ trộm vía mà không phải là trộm hồn, trộm phách. Bên cạnh đó, cách nói trộm hồn là được sử dụng cho người đã mất.

Cách dùng từ trộm vía tại các vùng miền Việt Nam

Trộm vía là từ được sử dụng nhiều ở miền Bắc tuy nhiên người miền Trung và miền Nam cũng có các cách khen ngợi trẻ khác nhau theo các gọi của mỗi vùng miền.

Cách dùng từ trộm vía của người miền Bắc

Người miền Bắc thường dùng kèm từ “trộm vía” trong các câu sau:

  • Trộm vía bé bụ bẫm quá
  • Trộm vía bé ngoan quá
  • Trộm vía bé háu ăn quá
  • Trộm vía bé kháu khỉnh quá

Cách gọi trộm vía ở miền Trung và miền Nam

Người miền Trung và miền Nam không thường sử dụng từ “trộm vía”, cách trộm vía cho trẻ sơ sinh, hay đứa trẻ họ thường khen bằng những từ nói ngược. Chẳng hạn như:

  • Em bé nhìn “ghét” dễ sợ
  • Bé này có tướng ngủ “xấu” quá đi!
  • Bé da “đen” quá

Những câu trên đều có ý nghĩa, hàm ý khen đứa trẻ đó nhìn dễ thương, xinh xắn, ngoan ngoãn…

Thực tế cho thấy, cụm từ “trộm vía” hiện nay đang được sử dụng như một thói quen không chỉ sử dụng khi khen trẻ mà còn sử dụng trong kinh doanh bán hàng, và được nhiều người dùng như một thói quen. Mặc dù, chưa có khoa học nào chứng minh điều đó có thể xảy ra hay không nhưng theo quan niệm tín ngưỡng vẫn được người Việt Nam tôn thờ và truyền lại cho thế hệ sau.

Làm thế nào để trộm vía trẻ sơ sinh ngoan ngoãn?

Trộm vía trẻ sơ sinh là gì? Có rất nhiều cách để trộm vía cho trẻ sơ sinh ngoan ngoãn hơn. Một số cách trộm vía cho con được các bà mẹ áp dụng nhiều nhất:

Đốt bồ kết trộm vía cho trẻ

Đối với trẻ sơ sinh khi mới sinh từ bệnh viện về nhà gia đình có thể chuẩn bị một chậu than nhỏ rồi cho vài trái bồ kết vào. Chờ đến khi bồ kết cháy lan tỏa mùi bồ kết khắp phòng trong 5 phút theo quan niệm sẽ giúp xua đuổi đi vía xấu.

Chú ý, khi thực hiện cách đốt bồ kết này mẹ nên bế bé sang phòng khác để tránh đi mùi, khói than gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.

trom-via-la-sao

Cách trộm vía trẻ sơ sinh để trẻ ngoan ngoãn không quấy khóc

Trộm vía cho trẻ sơ sinh bằng cách treo tỏi ở cửa

Quan niệm dân gian cho rằng ma quỷ thường sợ mùi tỏi khi ngửi thấy mùi tỏi sẽ không đến gần. Nên các mẹ có thể đặt tỏi bên cạnh bé khi đi đêm, hoặc treo ở cửa để phòng điều xấu. Cách này rất đơn giản và tỏi cũng dễ kiếm nên thường được nhiều mẹ áp dụng trong thời gian ở cữ.

Treo cành dâu tươi

Nếu nhà có cây dâu mẹ có thể lấy một cành dâu tươi treo trước của phòng ngủ hoặc lối đi ra vào. Khi trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều, mẹ có thể lấy cành dâu vụt nhẹ vào không khí chỗ bé hay nằm nhằm mục đích xua đuổi điều xấu.

Đặt kéo dưới nơi bé nằm

Đặt dao hoặc kéo dưới chiếu, dưới gầm giường nơi bé nằm là cách làm trộm vía thường được dân gian truyền nhau. Đây cũng là cách mà những người lớn yếu bóng vía thường áp dụng.

Đa phần những cách trộm vía trẻ sơ sinh giúp các bố mẹ yên tâm về tinh thần phần nào đó. Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa chứng minh được hiện tượng này, nên các bố mẹ cũng đừng nên quá suy nghĩ mê tín gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và trẻ giai đoạn sau sinh nhé.

Một số câu hỏi khác về trộm vía là sao?

Trộm vía tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh từ trộm vía là touch wood được dùng mỗi khi muốn tránh nói về những điều không may mắn có thể xảy ra.

Trộm vía tiếng Trung là gì?

Trộm vía trong tiếng Trung là 贼 phiên âm là Zéi, trong tiếng Hán cổ “vía” là “phách”.

Trộm vía bán hàng là sao?

Đối với những người kinh doanh thường có quan niệm người có vía may mắn khi mở hàng hôm đó chủ hàng sẽ buôn may bán đắt. Tuy nhiên, cũng có những người có vía dữ, vía nặng, vía xấu sẽ đem lại sự xui xẻo, vận đen cho người bán hàng. Khi đó người bán hàng sẽ buôn bán không thuận lợi, kinh doanh ế ẩm.

Với quan niệm có kiêng có cữ có lành nên những người bán hàng thường có câu trộm vía bán hàng để mong muốn được kinh doanh làm ăn thuận lợi, buôn bán đắt hàng.

Trên đây là những chia sẻ về trộm vía là gì, nguồn gốc và các trộm vía liên quan khác. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ cách sử dụng từ trộm vía cho đúng và những quan niệm, văn hóa của người Việt Nam.