Truyền thuyết là gì? Những đặc trưng cơ bản của truyện truyền thuyết

Nếu như bạn đã từng có cơ hội được nghe qua những câu chuyện truyền thuyết hấp dẫn như: Sơn Tinh – Thủy Tinh, Lạc Long Quân – Âu Cơ,… thì chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc truyền thuyết là gì? Đặc trưng cơ bản của truyện truyền thuyết ra sao? Vậy thì ngay bây giờ, hãy cùng thapgiainhiettashin tìm hiểu lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là truyền thuyết?

Khái niệm truyền thuyết: Theo sách ngữ văn lớp 6, truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian và đã xuất hiện từ rất lâu, chỉ ra đời sau thần thoại. 

Truyền thuyết kể về các sự kiện, con người có liên quan tới sự kiện lịch sử trong quá khứ, thường chứa yếu tố hoang đường, kì ảo. Thái độ và cách đánh giá của nhân dân về sự kiện lịch sử cũng được thể hiện khá rõ ở trong truyền thuyết.

truyền thuyết là gì

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên

Chính nhờ những yếu tố hoang đường, kì ảo này mà truyền thuyết luôn ẩn chứa một sức hút khó chối từ đối với đọc giả. Vì vậy, nếu bạn là “fan hâm mộ” của thể loại văn học này thì cũng không lấy gì làm lạ đâu nhé.

>>> Bài viết tham khảo: Danh từ là gì? Các loại danh từ có trong tiếng Việt & ví dụ

Đặc trưng của truyền thuyết

Truyền thuyết là những câu truyện được lan truyền bằng miệng – Hình thức lan truyền thông tin cổ xưa nhất từ trước tới nay, kể ca khi chưa cần tới chữ viết. Đặc trưng của truyền thuyết có thể gói gọn trong các ý sau đây:

Truyền thuyết xuất phát từ sự kiện lịch sử

Các đề tài của truyền thuyết thường xuất phát từ những sự kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn. Có thể lấy ví dụ đơn giản như: Truyền thuyết bánh chưng – bánh dày bắt nguồn từ thời Hùng Vương thứ 6, giải thích nguồn gốc của hai loại bánh đặc trưng ngày Tết của Việt Nam.

truyền thuyết là gì

Truyền thuyết bánh chưng – bánh dày

Truyền thuyết “Mị Châu – Trọng Thủy” kể về mối tình của nàng công chúa dưới thời vua An Dương Vương. Câu chuyện mang tới bài học về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và sự phân minh giữa việc công và việc tư.

Truyền thuyết sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo

Truyền thuyết thường được gửi gắm thêm nhiều yếu tố tưởng tượng, hư cấu. Đây chính là nét đặc trưng khiến truyền thuyết trở nên hấp dẫn, thu hút hơn với người đọc. Những yếu tố kì ảo này cũng ẩn chứa một phần thái độ của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.

Truyền thuyết “Thánh Gióng” là một ví dụ kinh điển cho sự hoang đường, kì ảo. Chắc hẳn chúng ta sẽ nhớ đến chi tiết: Cậu bé Gióng 3 tuổi sau khi gặp sứ giả thì bỗng lớn nhanh như thổi. Chẳng mấy chốc cậu đã biến thành chàng thanh niên với sức vóc cường tráng.

truyền thuyết là gì

Truyền thuyết Thánh Gióng

Sau khi đánh tan giặc Ân, Gióng từ núi Sóc bay thẳng lên trời. Đây là chi tiết được nhắc đến khi Gióng đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhân dân không muốn nhắc tới sự hi sinh của Thánh Gióng và muốn mãi ghi nhớ công ơn của Phù Đổng Thiên Vương nên đã thần thánh hóa rằng: Gióng đã trở về cõi trời.

Nhân vật trong truyền thuyết đơn giản, chân thật

Các nhân vật trong truyền thuyết thường được miêu tả khá đơn giản bằng vài dòng, thậm chí chỉ với vài tính từ. Tuy nhiên, vẫn đủ để người đọc có thể hình dung được nhân vật.

Nhân vật truyền thuyết được xây dựng trong tình tiết đời thường xen lẫn với sự kì ảo, hư cấu. Điều này giúp cho nhân vật trở nên gần gũi hơn với đọc giả mà vẫn giữ được sự hấp dẫn vốn có.

Truyền thuyết có cốt truyện đơn giản, ít tình tiết

Truyền thuyết thường chỉ xoay quanh một vấn đề nào đó, với vài nhân vật chính và nhân vật phụ. Dung lượng của một câu chuyện truyền thuyết cũng khá ngắn, không kéo dài nhiều tập.

con rồng cháu tiên

Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên

Ví dụ: Câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” kể về hành trình diệt yêu quái, trừ hại cho dân của Lạc Long Quân và chuyện tình giữa Lạc Long Quân – Âu Cơ cùng với nguồn gốc của dân tộc Việt.

Truyền thuyết thể hiện thái độ của nhân dân

Truyền thuyết là câu chuyện truyền miệng do nhân dân sáng tác, vì vậy trong đó ẩn chứa thái độ của nhân dân với sự kiện lịch sử. 

Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” kể về sự kiện kén rể của Vua Hùng thứ 18. Hai ứng viên tiềm năng là Sơn Tinh và Thủy Tinh đều đến tranh tài, ai cũng xuất sắc và tài giỏi. Tuy nhiên, nếu đọc kĩ, chúng ta sẽ thấy vua Hùng có sự “thiên vị” hơn với Sơn Tinh khi đưa ra yêu cầu lễ vật.

Vua Hùng yêu cầu sính lễ bao gồm: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. Tất cả đều là sản vật núi rừng nên Sơn Tinh dễ dàng sắm lễ, còn Thủy Tinh thì gần như không thể chuẩn bị. Và đương nhiên, Sơn Tinh là người chiến thắng.

Do đâu mà có sự thiên vị đó? Bởi Sơn Tinh chính là tượng trưng cho núi rừng, con người và nhân dân. Còn Thủy Tinh lại tượng trưng cho thiên tai, bão lũ. Truyền thuyết kén rể tuy đơn giản nhưng lại thể hiện niềm mong muốn chiến thắng thiên tai khắc nghiệt của nhân dân.

Một số truyện truyền thuyết tiêu biểu

Một số câu chuyện truyền thuyết khá quen thuộc với mỗi chúng ta và hiện tại đang được giảng dạy trong chương trình ngữ văn THCS như: 

Sơn Tinh Thủy Tinh

Câu chuyện trả gươm trong truyền thuyết hồ Gươm

– Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên

– Truyền thuyết bánh chưng – bánh dày

– Truyền thuyết Thánh Gióng

– Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh

– Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy

– Truyền thuyết hồ Gươm

Phim truyền thuyết tiêu biểu

Không dừng lại ở những câu chuyện đơn thuần, nhiều truyền thuyết kinh điển đã được dựng lại thành phim hoạt hình với kỹ xảo hiện đại để thu hút người đọc cũng như các bé thiếu nhi như:

– Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên

– Truyền thuyết Thánh Gióng

– Truyền thuyết bánh chưng – bánh dày

– Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy

– Truyền thuyết Gươm Thần

>>> Bài viết tham khảo: Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Vai trò của chủ ngữ, vị ngữ

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của thapgiainhiettashin.com.vn cho câu hỏi: Truyền thuyết là gì? Hy vọng qua bài viết, các bạn có cái nhìn rõ nét hơn và hiểu hơn về truyền thuyết cũng như một số tác phẩm văn học mà ông cha ta đã để lại. Hãy thường xuyên truy cập website để nhận thông tin hữu ích khác nhé!