Trong thực tế sử dụng, để đảm bảo tháp hạ nhiệt có thể làm việc tốt, chúng ta không chỉ cần phải vận hành thiết bị đúng phương pháp mà còn phải biết cách bảo dưỡng cho tháp đúng chuẩn. Tuy nhiên, không ít người sử dụng hiện nay lại chưa thực sự hiểu rõ về các bước thực hiện trong quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt nước.
Sau đây là hướng dẫn chi tiết về phương pháp bảo dưỡng cho tháp làm mát nước, giúp thiết bị đạt được hiệu suất làm việc cao nhất và tiết kiệm tối đa chi phí bảo trì, sửa chữa. Hy vọng nhờ vậy quý khách hàng có thể thực hiện theo đúng quy trình chuẩn được nhà sản xuất đưa ra.
Bạn nên xem:
👉 Xử lý nước tháp giải nhiệt bằng phương pháp điện hóa là gì?
👉 Thực trạng và các dạng ăn mòn tháp giải nhiệt
Vệ sinh cánh quạt và thay dầu bôi trơn
Công việc đầu tiên người dùng cần thực hiện khi bảo dưỡng tháp giải nhiệt là tắt máy bơm, đợi cho tháp nguội hoàn toàn thì bắt đầu kiểm tra, vệ sinh thiết bị. Trước tiên, bạn cần kiểm tra hoạt động của quạt hút gió, xem các ốc vít và hộp giảm tốc có bị lỏng không, nếu bị lỏng thì cần xiết chặt lại các chi tiết này. Đồng thời, bạn cần vệ sinh cánh quạt của tháp, lưới bảo vệ, thân tháp, vỏ tháp,… khỏi bụi bẩn, rêu mốc bám dính, giúp đảm bảo hiệu quả làm việc và độ bền của thiết bị.
Tiếp đó, sau 6 tháng hoặc khi tháp đã hoạt động được 3000 giờ liên tục, người dùng cần thay dầu bôi trơn cho tháp một lần, đổ dầu đạt tới mức quy định. Bên cạnh đó, mỗi tuần một lần bạn đều cần phải kiểm tra mức dầu trong tháp hạ nhiệt nước xem có hao hụt không, nếu dầu ở mức thấp thì cần phải bổ sung thêm dầu vào hộp giảm tốc. Hàng tháng, người dùng phải kiểm tra xem dầu có bị ngưng tụ hay cô đặc do nhiệt độ cao hay không, nếu xảy ra hiện tượng trên thì cần nhanh chóng dừng máy, thay thế dầu bôi trơn mới cho thiết bị.
Siết chặt các chi tiết ốc vít trên quạt tháp giải nhiệt
Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phân phối nước
Với các ống phân phối nước trong hệ thống tuần hoàn của tháp giải nhiệt cooling tower, người dùng cần tháo rời đầu phun và các ống nước ra để vệ sinh sạch sẽ khỏi rong rêu, bụi bẩn, cặn bám canxi rồi lắp lại. Khi lắp đặt lại, bạn cần phải chỉnh hướng và góc của đầu phun sao cho khớp để đảm bảo hoạt động sau này của tháp luôn đạt hiệu suất cao nhất.
Duy trì lượng nước trong tháp: người dùng cần kiểm tra chất lượng nước của tháp làm mát nước để tránh tình trạng han gỉ, đóng cặn hoặc rêu mốc phát triển làm ảnh hưởng tới hiệu quả giải nhiệt của thiết bị. Đồng thời, trong quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt, bạn cũng cần duy trì mực nước trong bồn chứa nước lạnh ở mức phù hợp. Tốt nhất là người dùng nên lắp một phao van đóng mở tự động ở bồn chứa để khi mực nước tại đây giảm sẽ được tự động cấp thêm.
Kiểm tra nguồn điện cấp và tẩy cáu cặn
Kiểm tra hệ thống điện: khi thực hiện bảo trì cho tháp hạ nhiệt, bạn cần kiểm tra hệ thống điện cung cấp cho máy bơm, aptomat, kiểm tra khởi động từ, độ cách điện của motor quạt, máy bơm, các thiết bị điều khiển và cảm biến nhiệt độ,…
Tẩy cáu cặn tháp giải nhiệt: người làm nhiệm vụ thực hiện theo quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt cần giữ lại một lượng nước nhất định trong tháp để pha chế một lượng hóa chất vừa đủ giúp tẩy sạch cáu cặn bám dính trong thiết bị. Tiếp đó, người dùng cần đổ hóa chất vào tháp giải nhiệt Liang Chi, tháp hạ nhiệt Tashin,… với nồng độ phù hợp để tránh gây hư hại cho thiết bị và sức khỏe của chính mình. Sau đó, bạn bật bơm nước để hóa chất chạy tuần hoàn trên đường ống và trên tháp, giúp đánh tan các cáu cặn canxi, magie,… trong hệ thống. Cuối cùng, người dùng chỉ cần trung hòa hóa chất rồi xả ra khỏi hệ thống là được.
Thực hiện theo đúng quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt trên đây sẽ giúp các doanh nghiệp có thể đảm bảo hiệu quả hoạt động ổn định, bền bỉ của thiết bị làm mát nước công nghiệp này. Và nếu có câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp kỹ hơn về vấn đề trên, quý khách có thể liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ kịp thời.