Nói giảm nói tránh là gì? Có tác dụng gì? Cách sử dụng như thế nào?

Nói giảm nói tránh là gì? Nói giảm nói tránh có tác dụng gì? Khi nào nên nói giảm nói tránh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này, cùng tìm hiểu nhé!

Nói giảm nói tránh là gì?

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ qua đó để diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác thiếu lịch sự, quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề hoặc tránh thô tục.

Nói giảm nói tránh giúp cách diễn đạt trở nên lịch sử, nhẹ nhàng hơn

Nói giảm nói tránh giúp cách diễn đạt trở nên lịch sử, nhẹ nhàng hơn

Trong giao tiếp hàng ngày, hay trong văn học biện pháp này cũng được sử dụng thường xuyên. Như chúng ta, kỹ năng giao tiếp rất quan trọng trong cuộc sống, các ý tứ, sự khéo léo trong ăn nói sẽ mang đến nhiều thiện cảm hơn. Đồng thời cũng giúp thể hiện thái độ, suy nghĩ và sự khéo léo của chúng ta hiệu quả hơn. Vì vậy, nói giảm nói tránh luôn được sử dụng thường xuyên trong cả văn nói và văn viết.

Có thể thấy nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ mang nhiều dụng ý về mặt nghệ thuật, giúp các cách diễn đạt của mỗi cá nhân trở nên nhẹ nhàng, lịch sự hơn rất nhiều.

Ví dụ về nói giảm nói tránh:

Chia buồn cùng với gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi.

→ Trong câu này “không qua khỏi” thay thế cho từ “chết” để làm giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân.

Những trường hợp nên và không nên sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh

Khi nào nên nói giảm nói tránh?

– Khi muốn tránh cảm giác thiếu lịch sự, đau buồn, thô tục, ghê sợ.

– Khi muốn thể hiện sự tôn trọng người đối thoại với mình. Ví dụ những người có quan hệ thứ bậc trong xã hội, người có tuổi tác cao khi sử dụng các từ ngữ trực tiếp có thể không phù hợp, không tôn trọng hoặc không đủ trang nghiêm.

– Khi đưa ra lời nhận xét một cách tế nhị, có văn hóa, lịch sự để người nghe dễ tiếp thu ý kiến, góp ý. Việc nhận xét này không bao hàm thái độ khinh thường, chê bai với người nói. Đó chỉ là những góp ý nhằm mang đến hiệu quả và chất lượng để người nghe có thể thực hiện thay đổi bản thân hiệu quả.

Khi nào không nên sử dụng phép nói giảm, nói tránh

– Khi cần phê bình nghiêm khắc, nói đúng mức độ sự thật với ai đó đang mắc lỗi, khi cần nói thẳng về vấn đề nào đó.

– Khi cần những thông tin khách quan có độ chính xác, trung thực như biên bản cuộc họp, biên bản hành chính….

Như vậy tương ứng với các môi trường cụ thể, tùy từng tình huống giao tiếp cụ thể. Việc xác định thời điểm sử dụng hay không cũng cần căn cứ với độ tinh tế của người nói.

Nói giảm nói tránh có tác dụng gì?

Có thể thấy rằng biện pháp nói giảm nói tránh có rất nhiều ý nghĩa sử dụng về mặt nghệ thuật. Với các tác phẩm văn học nghệ thuật việc sử dụng biện pháp thường có một hàm ý nào đó giúp lột tả được nhiều hơn về chiều sâu của chủ đề. Còn trong cuộc sống việc sử dụng cách nói này sẽ cho thấy sự tinh tế, khéo léo của người nói.

Biện pháp nói giảm nói tránh có nhiều tác dụng, ý nghĩa về mặt nghệ thuật

Biện pháp nói giảm nói tránh có nhiều tác dụng, ý nghĩa về mặt nghệ thuật

Tác dụng này được thể hiện qua mức độ, tính chất của ý nghĩa khi giảm, tránh đi những từ ngữ có tính chất lột tả nghiêm trọng. Đặc biệt khi ý tứ của người nói mang tính chất nghiêm trọng, thái độ gây sát thương cao. Với những từ của người nói giảm nói tránh giúp cách diễn đạt của mỗi cá nhân được lịch sự, nhẹ nhàng bớt phần nào hơn.

Các cách sử dụng nói giảm nói tránh thường gặp

Dưới đây là cách sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh khi làm văn hoặc trong giao tiếp.

Sử dụng từ đồng nghĩa

Sử dụng các từ đồng nghĩa tương đương, đặc biệt là các từ Hán Việt sẽ mang đến những thông điệp được truyền tải nhẹ nhàng hơn. Đây cũng chính là cách thức để các cá nhân thực hiện có thể thể hiện sự linh hoạt, khéo léo của mình. Dùng các từ ngữ thích hợp với hoàn cảnh sẽ giúp thể hiện các vốn từ và sự hiểu biết của bản thân. Ngoài ra còn mang đến sự tinh tế trong câu chuyện được kết nối và xây dựng.

VD nói giảm nói tránh: Ông ấy đã chết rồi → Ông ấy đã quy tiên rồi.

Dùng cách nói vòng

Sử dụng cách nói vòng sẽ làm giảm đi tính chất nghiêm trọng của sự việc, giúp câu truyện được kết nối, hiệu quả câu chuyện tốt hơn. Khi đó, người nghe hay người đọc bị chê cũng sẽ không cảm thấy bị tổn thương hay cảm thấy mức độ quá nghiêm trọng.

Sử dụng nói giảm nói tránh giúp cho mức độ, tính chất sự việc giảm tiêu cực

Sử dụng nói giảm nói tránh giúp cho mức độ, tính chất sự việc giảm tiêu cực

Câu nói với việc đi vòng sẽ đảm bảo cho nội dung truyền tải được triển khai hiệu quả; giúp cho mức độ, tính chất sự việc tiêu cực giảm bớt đi. Sự nghiêm trọng hay thái độ theo lời nói vẫn giữ với ý nghĩa tốt hơn. Đặc biệt sẽ không làm mất lòng người đối diện khi đó chỉ là một lời đóng góp, nhận xét chân thực. Cũng như với những quan điểm đó nhằm mong đối phương có những cải thiện tốt hơn.

Ví dụ: Anh học còn kém lắm → Anh cần phải cố gắng hơn nữa.

Dùng cách nói phủ định với các từ trái nghĩa

Cách nói phủ định sẽ giúp tính chất của câu nói giảm mức độ, đặc biệt với những lời nhận xét cho ý nghĩa tiêu cực. Đối với việc phủ định 2 lần vẫn sẽ đảm bảo ý nghĩa khẳng định. Đồng thời mang đến hiệu quả cao cho nội dung câu truyện được truyền tải.

Đôi khi việc thực hiện cách nói phủ định sẽ làm giảm mức độ nặng nề trong ý nghĩa. Nhưng sẽ là cần thiết cho chủ thể không không muốn tỏ ra quá nghiêm khắc, thẳng thắn, khó tính trong thái độ thể hiện.  Mà vẫn đảm bảo mang đến hiệu quả phản ánh, và không gây ra khó chịu cho người nghe. Đặc biệt trong văn học, các câu văn sẽ cần phải được thể hiện với ý tứ mượt mà.

Ví dụ: Bức họa này anh vẽ xấu lắm → Bức họa này anh vẽ chưa được đẹp lắm.

Dùng cách nói trống hay tỉnh lược

Một số từ ngữ sẽ được lược bỏ, làm giảm tải mức độ nghiêm trọng của câu. Tuy nhiên vẫn đảm bảo được các tầng ý nghĩa cần chia sẻ. Qua đó, cách sử dụng này sẽ giúp người nói, người nghe có thể hiểu và đồng cảm.

Ví dụ: Ông ấy bị thương nặng thế thì sợ không còn sống được lâu nữa đâu chị à → Ông ấy (…) thế thì không( …) được lâu nữa đâu chị à.

Phân biệt nói giảm nói tránh và nói quá

Nói giảm nói tránh và nói quá đều là biện pháp tu từ khi nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra. Hai biện pháp tu từ này đề được sử dụng khá nhiều trong giao tiếp và văn học.

Nói giảm nói tránh và nói quá là 2 biện pháp tu từ đối lập nhau

Nói giảm nói tránh và nói quá là 2 biện pháp tu từ đối lập nhau

Nói quá sử dụng khi muốn khoa trương, phóng đại một sự việc nào đó để tạo ấn tượng, sự nổi bật với người đọc và người nghe. Còn nói giảm nói tránh thì không đi thẳng vào vấn đề để làm giảm điều tiêu cực. Đồng thời thể hiện sự tế nhị, lịch sự với người nghe, người đọc.

Trong nhiều tình huống giao tiếp nói giảm nói tránh được sử dụng một cách linh hoạt. Không những vậy chúng còn thể hiện sự tôn trọng, nhã nhặn và lịch sự với người khác, thể hiện bạn là người có văn hóa, có giáo dục và biết cách ứng xử.

Trên đây là những chia sẻ về nói giảm nói tránh là gì, tác dụng, cách sử dụng nói giảm nói tránh trong văn học và giao tiếp. Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm những tài liệu học hữu ích. Qua đó, sẽ chú tâm hơn và cân nhắc lựa chọn ngôn từ phù hợp với bối cảnh giao tiếp trong cuộc sống.