Lươn lẹo là gì? Biểu hiện và cách nhận biết người lươn lẹo

Trên mạng xã hội hiện nay xuất hiện một cụm từ được rất nhiều người sử dụng “đó là biểu hiện của sự lươn lẹo”. Vậy lươn lẹo là gì? Nguồn gốc của từ lươn lẹo có từ đâu, biểu hiện và cách nhận biết người lươn lẹo như thế nào? Tìm hiểu trong bài viết dưới đây của thapgiainhiettashin để hiểu hơn về thuật ngữ này nhé.

Lươn lẹo là gì?

Theo từ điển Tiếng Việt lươn lẹo nghĩa là sự lắt léo, lừa dối, gian trá, là cách nói nhẹ hơn so với từ gian xảo ở mức độ bình thường nhưng lại rất khó lường. Ngoài ra, theo một số nguồn từ Internet lươn lẹo được hiểu đó là dạng người bề ngoài trước mặt nói lời ngon ngọt. Nhưng bên trong thực chất là đâm chọt, là cách ăn không nói có để tìm kiếm lợi ích cho mình. Họ có thể  có để bòn rút lợi sẵn sàng làm hãm hại người khác chỉ để bản thân có lợi.

Lươn lẹo nghĩa là gì? Thế nào là lươn lẹo?

Lươn lẹo nghĩa là gì? Thế nào là lươn lẹo?

Người lươn lẹo sẽ thường ẩn dưới bóng của sự tốt đẹp, thậm chí vẻ ngoài của họ còn được lòng mọi người. Đối với những người trên cơ (chẳng hạn như sếp, người hơn họ) sẽ đi lấy lòng, tỏ vẻ tốt với những ai bằng hoặc gần bằng mình. Thế nhưng, nếu đụng chạm vào lợi ích hay ở một lý do nào đó thì người lươn lẹo sẽ cảm thấy không ưa nhau và tìm cách hại người khác đến cùng.

Câu nói “Biểu hiện của sự lươn lẹo” bắt nguồn từ đâu?

Nói về câu nói hot trend “biểu hiện của sự lươn lẹo” thì không thể nhắc đến đoạn trích của nhóm 1977 Vlog “Chị Dậu Parody-Kỷ nguyên hắc ám”. Câu nói này được xuất phát từ một phân cảnh của vlog trong đó nhân vật nam cai đã đối đáp qua lại với vợ chồng chị Dậu rằng “Các múi trên cơ mặt của mày đang phản bội chính mày. Mày đang sử dụng tần số 39 Hz để nói chuyện đấy. Đó chính là những biểu hiện sự lươn lẹo”.

Biểu hiện của sự lươn lẹo có nghĩa là gì?

Biểu hiện của sự lươn lẹo có nghĩa là gì?

Cách nhận biết người lươn lẹo là j?

Về mặt ngoại hình người lươn lẹo thường có môi mỏng và trề, thói soi mói đặt điều. Họ là người thích đàm tiếu chuyện thị phi, hay khích bác người khác. Họ khiếm khi chịu ngồi yên một chỗ, thường đi tìm cách để công kích, nói xấu người khác đến cùng.

Những người lươn lẹo thường có bản tính tráo trở ngay trong lời nói của họ. Họ dễ dàng biến chuyện tốt thành xấu, nếu bạn để lộ sơ hở thì chuyện không vui có thể xảy ra ngay lập tức. Những lời nói đó không chỉ ảnh hưởng xấu đến người khác mà thậm chí còn gây họa cho chính bản thân họ.

Một người lươn lẹo sẽ không có đức tính lương thiện, tính cách thường gian xảo, quỷ quyệt….Đây là loại người bạn nên tránh tiếp xúc, không nên quá ở gần, cho dù là người có mối quan hệ thân thiết với bạn.

Top 10+ sự lươn lẹo hay xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày

Dưới đây là một số sự lươn lẹo được chúng tôi tổng hợp và điểm qua để bạn có thể hiểu rõ hơn về lươn lẹo nghĩa là gì nhé!

Đạo nhái (Plagiarism)

Đó là việc dùng tác phẩm, sử dụng ý tưởng của người khác nhưng lại coi đó là của mình. Chúng ta có thể bắt gặp những việc như đạo nhạc, đạo phim, đạo tranh vẽ. Hay có thể hiểu nôm na đạo nhái chính là hành vi “ăn cắp chất xám” cũng có thể được xếp vào nhóm này.

Ở Việt Nam hiện nay việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa được phổ biến và còn nhiều hạn chế. Cùng với sự phát triển của mạng xã hội việc đạo nhái này đang diễn ra khá thường xuyên vì dễ dàng và ít rủi ro.

Đạo nhái trong nghệ thuật chưa bao giờ là chuyện xưa cũ

Đạo nhái trong nghệ thuật chưa bao giờ là chuyện xưa cũ

Phóng đại (Exaggeration)

Đó là hành động trộn lẫn tin thật, tin giả nhằm mục đích gây ấn tượng với người khác hoặc tự đánh bóng tên tuổi bản thân. Có thể thấy trong cuộc sống hàng ngày như viết một CV xin việc phòng đại về khả năng của mình để tạo lợi thế với người tuyển dụng.

Tin giả (Fake news)

Những thông tin sai sự thật, thông tin được lan truyền từ báo chí hoặc mạng xã hội với mục đích tăng lượt view và like. Nhiều kênh thông tin muốn gây sự chú ý của người dùng nên cũng sử dụng hình thức “giật gân, giật title” để thu hút sự chú ý của dư luận.

Lời nói dối trắng (White lie)

Lời nói dối trắng là những lời nói có vẻ như vô hại để tránh làm người khác tức giận hoặc tổn thương.

Ví dụ:

  • Em sắp đến nơi rồi đợi xíu nhé! (nhưng thực chất vừa mới bắt đầu đi).
  • Cái này con mua rẻ lắm có mấy trăm nghìn thôi mà mẹ (thực tế mua giá vài triệu đồng.
  • Có thể thấy lời nói dối trắng và lời nói dối áp đặt có ranh giới khá mập mờ. Bởi cả 2 lời nói đều xuất phát từ thiện ý muốn người khác không bị tổn thương vì sự thật. Nhưng đôi khi điều này lại khiến chúng ta dễ áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác mà không nghĩ đến cảm nhận của họ.

Đặt điều (Fabrication)

Việc đưa ra những thông tin mà bạn không biết đó có phải là sự thật không được gọi là đặt điều. Nếu tin giả là thông tin hoàn toàn sai sự thật được nói trên báo chí thì đặt điều lại mang tính chất truyền miệng nhiều hơn.

Đã có nhiều người thường chọn cách làm tan đi cảm xúc tiêu cực của bản thân, để làm mình tốt hơn đó là đi đặt điều cho người khác. Đặt điều thường xảy ra ở môi trường tập thể: gia đình, trường học, công sở….

Đặt điều, nói xấu người khác là một trong những biểu hiện của người lươn lẹo

Đặt điều, nói xấu người khác là một trong những biểu hiện của người lươn lẹo

Thất hứa (Broken promise)

Nói ra lời hứa nhưng lại thấy hứa mà không có ý định giữ lời là một biểu hiện của sự lươn lẹo. Thất hứa thường sẽ đến từ việc đề cao bản thân có khả năng giữ lời. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cố tình thất hứa, nói những lời hứa một cách qua loa để đối phó với vấn đề, lừa dối đối phương.

Định hướng sai lệch

Đưa ra những định hướng sai lệch làm người khác tin vào một điều nào đó mà không phải sự thật. Cố tình tạo ra những sự sai lệch, hay giấu đi một phần sự thật để tạo sự ấn tượng.

Có thể thấy qua những quảng cáo mà chúng ta gặp hàng ngày như săn sale 50%, hạ giá 50%, nghỉ bán thanh lý toàn bộ cửa hàng hạ 70%…mà thực chất đó lại chính là giá gốc, cũng không nghỉ bán.

Thuyết âm mưu

Thuyết âm mưu đó là các giả thuyết và những lý giải về việc tồn tại có một tổ chức nào đó đứng sau thao túng vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội,… Nó được tạo qua những sự việc không liên quan được xâu chuỗi lại sau đó gán cho nó một ý nghĩa kịch tính.

Ví dụ: Có nhiều thông tin cho rằng Nón Sơn mở rất nhiều cửa hàng nhưng đều không có khách hàng nên có một ai đó đang muốn rửa tiền. Đây là sự vô lý, vô căn cứ khiến nhiều người dễ rơi vào các thông tin sai lệch.

Lời nói dối “giả trân” (The bold-faced lie)

Ví dụ: Khi có một đứa bé nói với mẹ rằng mình không ăn vụng bánh. Nhưng vụn bánh lại đang dính trên miệng → Lời nói dối này đôi khi nhiều cha mẹ cảm thấy dễ thương vì nó hoàn toàn dễ đoán, vô hại đến mức gây cười.

Nhưng khi trưởng thành, lớn lên đã ý thức được hành động, việc làm nói dối càng trở nên phức tạp hơn, đó là sự diễn xuất để che đậy đi bản chất của sự thật bên trong.

Qua bài viết sự lươn lẹo là gì, biểu hiện của sự lươn lẹo cũng như cách nhận biết lươn lẹo có nghĩa là gì? Hy vọng rằng với những thông tin thapgiainhiettashin chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ, hiểu đúng hơn về thuật ngữ này.