Xử lý chất lượng nước có ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong hệ thống tháp giải nhiệt, giúp làm giảm chi phí, bảo đảm thời gian sử dụng và tăng hiệu quả công việc. Trong các biện pháp xử lý nước cấp cho tháp hạ nhiệt, người dùng không thể bỏ qua phương pháp làm mềm nước cứng.
Nước cứng và nước mềm là gì? Những phương pháp nào làm mềm nước cứng cho tháp giải nhiệt đang được sử dụng phổ biến hiện nay? Bạn đọc quan tâm hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ vấn đề này.
Tìm hiểu thêm
Diệt sạch rong rêu trong hệ thống tháp giải nhiệt nước
Xử lý nước đầu vào kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt
Nước cứng là gì?
Nước cứng là nguồn nước có chứa hàm lượng ion kim loại Ca2+ và Mg2+ cao hơn so với quy định trong sinh hoạt, sản xuất. Độ cứng của nước được chia thành 2 loại là độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu. Trên các hệ thống tháp giải nhiệt nước, nước cứng làm giảm hiệu quả truyền nhiệt, khiến thiết bị nhanh xuống cấp, hư hỏng.
Vì lí do trên nên các doanh nghiệp rất cần phải làm mềm nước cứng, giảm chi phí thay thế các phụ kiện tháp giải nhiệt.
Phương pháp làm mềm nước cứng
Phương pháp nhiệt
Cơ sở lý thuyết của phương pháp xử lí nước cho hệ thống tháp giải nhiệt này là dùng nhiệt để bốc hơi khí cacbonic hòa tan trong nước. Tuy nhiên, khi đun nóng nước chỉ khử được hết khí CO2 và giảm độ cứng cacbonat của nước, còn lượng CaCO3 hòa tan vẫn còn tồn tại trong nước. Do đó, đây không phải là phương pháp tối ưu giải quyết vấn đề.
Phương pháp hóa chất
Trong thực tế, có thể áp dụng hàng loạt phương pháp xử lý nước bằng hóa chất với mục đích kệt hợp các ion Ca2+ và Mg2+ hòa tan trong nước thành các hợp chất không tan dễ lắng và lọc. Các hóa chất thường dùng để làm mềm nước là vôi, sođa Na2CO3, xút NaOH, hyđrôxit bari Ba(OH)2, photphat natri Na3PO4.
Với phương pháp này, cần phải dựa vào chất lượng nước nguồn và mức độ làm mềm cần thiết. Trong một vài trường hợp có thể kết hợp làm mềm nước với khử sắt, khử silic, khử photphat…
Ngoài ra trong mỗi trường hợp cụ thể phải dựa trên cơ sở so sánh kinh tế kỹ thuật giữa các phương pháp, đặc biệt là với phương pháp làm mềm bằng cationit.
Khử độ cứng cacbonat của nước bằng vôi
Phương pháp trên có thể áp dụng trong trường hợp ngoài yêu cầu giảm độ cứng cần phải giảm cả độ kiềm của nước
Phương pháp trao đổi ion:
Được sử dụng để xử lý nước với nhiều mục đích khác nhau, trong đó bao gồm cả việc làm mềm nước cung cấp cho hoạt động của tháp giải nhiệt LiangChi, tháp giải nhiệt Tashin,… Để lọc nước cứng, người ta sẽ sử dụng vật liệu polime có chứa sẵn các cation Na+. Khi cho nước cứng chứa Ca2+ và Mg2+ đi qua vật liệu lọc thì do đặc tính của polime liên kết với ion magie và canxi mạnh hơn so với Na+ nên ion Ca2+ và Mg2+ sẽ được giữ lại, còn ion Na+ sẽ đi vào nguồn nước.
Trên đây là bốn phương pháp chủ yếu để làm mềm nước cứng trong hệ thống tháp giải nhiệt. Để được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này hay bất cứ vấn đề nào khác, quý khách có thể liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để được hỗ trợ kịp thời, miễn phí.