Ăn mòn trong tháp giải nhiệt là gì?
Ăn mòn là sự phá hủy kim loại do phản ứng hóa học hoặc điện hóa của kim loại với môi trường xung quanh nó. Trong các hệ thống giải nhiệt như tháp giải nhiệt LiangChi Thép cacbon là một kim loại thường được sử dụng là vật liệu dễ bị ăn mòn.
Có nhiều dạng ăn mòn nhưng phổ biến là các loại sau: ăn mòn đều,
Ăn mòn đều: xuất hiện trên toàn bộ bề mặt kim loại. Một lượng lớn oxit sắt góp phần vào vấn đề này.
Ăn mòn rỗ: xuất hiện chỉ ở khu vực nhỏ của kim loại. Ăn mòn rỗ có thể xuyên thủng kim loại trong thời gian ngắn. Nguồn lực chính của ăn mòn rỗ là khí oxy hòa tan.
Ăn mòn tiếp xúc: xuất hiện khi hai kim loại khác nhau tiếp xúc nhau. Kim loại hoạt động hơn sẽ bị ăn mòn nhanh chóng. Các ví dụ thường thấy trong nước như thép và đồng thau, nhôm và thép, kẽm và thép, kẽm và đồng. Trong ví dụ trên thì kim loại đứng trước sẽ bị ăn mòn nếu có ăn mòn tiếp xúc xảy ra.
Nguyên nhân gây ăn mòn trong tháp giải nhiệt
Do tháp giải nhiệt có tiếp xúc nhiều với nước nên tình trạng này là không thể tránh khỏi. Oxy tự do trong nước tiếp xúc với bề mặt kim loại tại một điểm phản ứng với nước. Ở một điểm khác trên bề mặt kim loại (gọi là anode), phản ứng oxy hóa của kim loại xảy ra giải phóng ra electron. Sự kết hợp của electron tự do, oxy và nước tạo thành các ion hydroxit. Các ion hydroxit này sau đó kết hợp với các ion kim loại, vốn đã được giải phóng tại anode do phản ứng oxy hóa, tạo thành các hydroxit kim loại không tan. Kết quả của quá trình này là kim loại bị mất mát và hình thành gỉ.
Ăn mòn là làm giảm khả năng truyền nhiệt và dòng chảy do làm tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ các linh kiện tháp giải nhiệt. Ngoài ra, sự hao mòn của các bộ phận chuyển động như bơm, trục, cánh quạt, phốt v.v… có thể hạn chế hoạt động của thiết bị. Do đó, hiệu suất trao đổi nhiệt và năng lượng cũng bị suy giảm.
Cách xử lý
Các phương pháp thông dụng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu ăn mòn:
1. Lựa chọn vật liệu phù hợp để chống ăn mòn
2. Bổ sung thêm các chất ức chế hóa học tạo thành màng bảo vệ và nhờ nước phân phối cho đến các bộ phận bị ướt của hệ thống.
3. Kiểm soát cáu cặn và sự phát triển của vi sinh
4. Phương pháp bảo vệ cathod, sử dụng kim loại hy sinh làm anod
5. Áp dụng lớp phủ bảo vệ như sơn, mạ kim loại, nhựa hoặc nhựa trên bề mặt bên ngoài.
6. Phủ một lớp màng mỏng lên kim loại để ngăn chặn oxy tự do và nước tiếp xúc gần với bề mặt kim loại. Điều này ngăn chặn các phản ứng ăn mòn, và làm giảm tỉ lệ ăn mòn.
7. Riêng đối với nước biển, nitrit và phốt phát ở nồng độ thích hợp có thể cung cấp khả năng bảo vệ đầy đủ. Chất ức chế hữu cơ cũng có thể được sử dụng nếu ở nơi nitrit không thể sử dụng.
Trên đây là nguyên nhân gây ra ăn mòn tháp giải nhiệt và cách ngăn chặn. Để được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này hay bất cứ vấn đề nào khác, quý khách có thể liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để được hỗ trợ kịp thời, miễn phí.