Tiêu chuẩn kép là gì? Tại sao tiêu chuẩn kép lại xuất hiện ngày càng phổ biến?

Thời gian gần đây cụm từ tiêu chuẩn kép đang được sử dụng phổ biến trên mạng xã hội, đặc biệt là với giới trẻ. Vậy tiêu chuẩn kép là gì, người có tiêu chuẩn kép trông như thế nào thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này, theo dõi nhé!

Tiêu chuẩn kép là gì?

Trong tiếng Anh cụm từ tiêu chuẩn kép được gọi là double standard. Vậy double standard là gì? Trên thực tế, double standard có thể được hiểu là cùng một sự việc, hành động nhưng có những nhận định lại đi theo nhiều hướng khác nhau, tùy theo cái nào có lợi và phù hợp với mục đích của mình. Đa số khái niệm này dùng để bao biện hoặc hợp lý hóa để áp đặt suy nghĩ, hành vi của mình lên đối phương.

Tiêu chuẩn kép hiện nay đang rất phổ biến trong xã hội hiện đại

Tiêu chuẩn kép hiện nay đang rất phổ biến trong xã hội hiện đại

Một tiêu chuẩn kép có thể dễ dàng được nhận ra qua hình thức thể hiện. Ví dụ như một số việc sẽ được xem là hoàn hảo, tuyệt vời nếu do người này làm nhưng cũng chính việc đó lại là thứ không thể chấp nhận hay cấm kỵ nếu do người khác làm. Điều này đã vi phạm tất cả các nguyên tắc về sự công bằng khi những người khác nhau lại có mức độ trách nhiệm, bị đánh khác nhau khi cùng làm một việc.

Tóm lại, cụm từ “tiêu chuẩn kép” chính là một cách nói lịch sự để chỉ tính hai mặt của vấn đề. Đó được xem như là tính thực dụng, vô nguyên tắc của một hành động. Nhiều người cho rằng, tiêu chuẩn kép đã vi phạm mọi nguyên tắc về sự công bằng, nó là một loại thành kiến và không công bằng về mặt đạo đức.

Nguồn gốc thuật ngữ tiêu chuẩn kép có từ khi nào?

Thuật ngữ tiêu chuẩn kép (double standard) được sử dụng phổ biến từ thế kỷ 18 để chỉ sự bất bình đẳng phụ nữ. Khi đó, triết gia Thomas Paine đã sử dụng cụm từ này trong một bài viết nói về phụ nữ được đăng trên tạp chí Pennsylvania vào năm 1775. Cho đến năm 1930 ở Mỹ, cụm từ này đã ngày càng phổ biến hơn. Cụ thể một người đàn ông có nhiều bạn gái nhưng lại được tán dương còn phụ nữ thì phải chịu sự gièm pha.

Ở Việt Nam, thời gian qua cụm từ này cũng được sử dụng rất nhiều để chỉ sự phân biệt về sự phân biệt đối xử bình đẳng giới. Ví dụ như nếu nhà có tiệc, phụ nữ sẽ là người rửa bát còn đàn ông lại thong thả ngồi ăn, tán gẫu. Hay nếu nam giới đánh nữ giới thì được nhiều người can ngăn còn ngược lại đa số sẽ tỏ ra thờ ơ, thậm chí còn cười cợt.

Một số ví dụ về tiêu chuẩn kép thường thấy

Ví dụ tiêu chuẩn kép phụ nữ hay gặp nơi công sở

Phụ nữ trong xã hội luôn là đối tượng bị áp đặt nhiều tiêu chuẩn hà khắc, nhất là môi trường công sở. Khi một người phụ nữ trang điểm cầu kỳ nơi làm việc họ sẽ thường bị đánh giá là giả tạo, hay đang cố ý muốn tán tỉnh ai đó ở văn phòng. Tuy nhiên, nếu họ không trang điểm sẽ bị đánh là già trông xuề xòa, không biết chăm sóc bản thân, không tôn trọng người đối diện.

Tiêu chuẩn kép bị áp đặt lên phụ nữ đang phải chịu rất nhiều nơi công sở

Tiêu chuẩn kép bị áp đặt lên phụ nữ đang phải chịu rất nhiều nơi công sở

Một ví dụ khác là nhiều công ty thường ưu tiên chỉ tuyển nam giới. Bởi họ cho rằng những việc đó năm giới làm sẽ dễ dàng thành công hơn. Họ cũng cho rằng nữ giới sẽ phải kết hôn, sinh con nên họ sẽ không gắn bó lâu dài với công ty. Tuy nhiên chúng ta đều biết rằng, việc thành công, thuận lợi hay không còn phụ thuộc vào năng lực của người đó chứ không phải giới tính.

Ví dụ tiêu chuẩn kép đàn ông hay gặp ở công sở

Đối với nam giới chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp một số những tiêu chuẩn khắc nghiệt. Chẳng hạn như nếu một người phụ nữ khóc bởi gặp áp lực thì đó là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng khi gặp một người đàn ông đang khóc nơi công sở họ sẽ bị đánh giá là kẻ yếu đuối, đáng ngại.

Hoặc cùng một câu nói tán tỉnh, thả thính nhưng nếu được phát ra từ một anh chàng trẻ trung, đẹp trai đó là điều bình thường, đôi khi còn được tán dương là hài hước.Tuy nhiên nếu nó được nói ra từ một người sếp lớn tuổi hay ai đó có ngoại hình không bắt mắt sẽ bị coi là quấy rối nơi công sở.

​​Ví dụ về tiêu chuẩn kép trong tình yêu

Trong tình yêu là một phạm trù bị áp đặt nhiều tiêu chuẩn nhất. Hiện tượng này đang xuất hiện nhiều và dường như phổ biến ở cả 2 giới.

Chẳng hạn như một cô gái có thể đi chơi với nhiều chàng trai. Nhưng nếu một chàng trai đi chơi với nhiều cô gái sẽ bị đánh giá là kẻ lăng nhăng, không đáng tin cậy. Các cô gái có thể đi chơi, có nhiều bạn thân khác giới nhưng bạn trai của cô ấy nếu dành thời gian đi chơi với bạn thân là nữ giới đó sẽ là vấn đề nghiêm trọng.

Tiêu chuẩn kép trong tình yêu bị áp đặt với nhiều phân biệt giữa 2 giới

Tiêu chuẩn kép trong tình yêu bị áp đặt với nhiều phân biệt giữa 2 giới

Trong tình yêu, sẽ không tránh khỏi những giây phút ghen tuông. Nếu một người đàn ông thể hiện sự ghen tuông của mình thì bị coi là người có tính sở hữu cao. Và họ được phép làm điều đó. Còn nếu phụ nữ khi yêu tỏ ra ghen tuông thì có thể được coi là dễ thương và hài hước.

Một ví dụ tiêu biểu khác đó là việc trả tiền khi đi hẹn hò. Người trả tiền trong hầu hết các cuộc hẹn luôn là đàn ông. Bởi người ta cho rằng, khi làm điều đó sẽ thể hiện được sự ga lăng của người đàn ông. Còn khi người đàn ông đề cập đến việc chia tiền hoặc người phụ nữ trả tiền cho họ thì anh ta sẽ trở thành người kibo, kẹt xỉn trong mắt mọi người.

Vì sao tiêu chuẩn kép lại xuất hiện nhiều như vậy?

Trong xã hội hiện nay tiêu chuẩn kép càng ngày càng xuất hiện nhiều như vậy bởi:

Cách hành xử theo cảm xúc

Cảm xúc là một trạng thái không ổn định với nhiều cung bậc khác nhau. Vì vậy người nào càng hành xử theo cảm xúc hay lấy cảm xúc của bản thân ra để phán xét người khác thì càng dễ bộc lộ (double standard).

Lấy cảm xúc của mình để phán xét người khác theo tiêu chuẩn kép

Lấy cảm xúc của mình để phán xét người khác theo tiêu chuẩn kép

Giáo dục sai cách

Trong xã hội hiện đại ngày nay, nhiều gia đình thường sinh ít con nên việc chăm sóc con cái được tập chung hơn. Tuy nhiên, chăm sóc và chiều chuộng con cái sai cách dễ dẫn đến những nhìn nhận sai với các khía cạnh trong cuộc sống. Trao cho trẻ nhiều tình cảm, vật chất mà trẻ không cần bất cứ nỗ lực nào sẽ dẫn đến việc trẻ dễ bị ảo tưởng vào giá trị của bản thân. Điều này dẫn đến chúng có thể cho rằng mình có quyền hơn những người khác. Những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ chỉ biết đòi hỏi ở người khác và cũng tự cho mình có quyền làm điều này điều kia mà không cần phải chịu trách nhiệm gì.

Quyền lực không được kiểm soát

Việc trao cho ai đó hay nhóm người nào đó quyền lực tuyệt đối, không kiểm soát dẫn đến họ có thể dễ sa vào những hành xử tiêu chuẩn kép. Họ có thể sẽ thẳng tay trừng phạt lỗi người khác nhưng chính bản thân mình lại làm ra những việc đó như một cách để phô trương quyền lực cá nhân. Và cũng không một ai dám lên tiếng chỉ trích họ vì sợ bị trừng phạt. Trong đời sống công sở cũng vậy, nhiều người cho mình là sếp nên có quyền làm này làm nọ nhưng nếu nhân viên vi phạm thì họ sẽ kỷ luật người đó rất nặng nề.

Ở Việt Nam, chúng ta cũng đã không còn quá xa lạ với những câu chuyện bất bình đẳng trong các gia đình. Khi những phụ nữ đi làm về vẫn phải nấu cơm rửa bát, còn đàn ông sẽ được ngồi chơi uống nước. Hay những câu chuyện về quấy rối tình dục, bạo hành cũng bị xem nhẹ nếu đối tượng chịu bạo hành, quấy rối là đàn ông.

Có thể thấy, double standard có những vi phạm nguyên tắc về sự công bằng, và điều này đã hoàn toàn đi ngược lại với biện chứng đa chiều. Nếu biện chứng đa chiều sử dụng triết học, khoa học và logic  để phân tích các mặt đối lập của vấn đề thì tiêu chuẩn kép này đã bỏ qua tính logic và đánh giá chỉ dựa trên góc nhìn cá nhân.

Ngoài giới tính, tiêu chuẩn kép cũng đang thường xuyên xuất hiện trong chính trị, trong pháp luật, nơi công sở, ở các vùng miền, chủng tộc, hoặc phân cấp giữa người giàu với người nghèo. Ở bất kỳ nơi đâu mà một nhóm người chiếm ưu thế hơn nhóm còn lại thì sẽ xuất hiện hiện tượng tiêu chuẩn kép.

Làm thế nào khi bị “chèn ép” bởi tiêu chuẩn kép nơi công sở?

Khi bị áp đặt tiêu chuẩn kép, đầu tiên bạn hãy kiểm chứng chắc chắn rằng đó có thực sự là những tiêu chuẩn mang tính phiến diện hay không? Sau đó, hãy yêu cầu người áp đặt đó cho bạn lời giải thích và lý do xem liệu họ làm như vậy có hợp lý trong hoàn cảnh của bạn hay không. Điều này sẽ giúp bạn xác định được xem liệu họ có đang áp dụng các tiêu chuẩn kép và đồng thời cũng giúp bạn có những ý tưởng về lý do họ làm vậy.

Tiêu chuẩn kép nơi công sở làm kìm hãm sự phát triển sự nghiệp

Tiêu chuẩn kép nơi công sở làm kìm hãm sự phát triển sự nghiệp

Trong trường hợp nếu họ vô tình áp đặt các tiêu chuẩn một chiều lên bạn. Bạn hãy nói và thể hiện quan điểm của bạn cho họ biết rằng việc đó là đúng hay sai. Còn nếu trong trường hợp họ cố tình áp dụng điều đó với bạn thì có thể chủ động chỉ ra những vấn đề bất hợp lý và đạo đức với tiêu chuẩn kép. Bằng cách này bạn sẽ cho họ thấy rằng không có lý do chính đáng nào cho việc đối xử không công bằng với vấn đề đang được đề cập. Khi làm điều này, bạn cũng đã cho người áp đặt cơ hội hiểu rõ vấn đề mà họ đang làm và phủ nhận động cơ của họ.

Làm thế nào để tránh áp đặt tiêu chuẩn kép trong công việc?

Để có thể tránh việc áp đặt tiêu chuẩn kép trong công việc hãy đảm bảo rằng bất cứ khi nào bạn đối xử khác nhau với 2 sự việc tương tự bạn cũng đều có lý do chính đáng với hành động đó. Mặc dù điều này nghe có thể đơn giản nhưng dường như khó thực hiện, đặc biệt trong các tình huống mà bạn đang áp dụng với người đó.

Do đó, để tránh sử dụng các tiêu chuẩn kép nếu bạn cảm thấy mình đang suy nghĩ hay hành động theo hướng đó. Bạn hãy tự đặt câu hỏi liệu rằng bạn đã đối xử với điều tương tự như vậy hay chưa? Nếu cảm thấy bản thân mình đang khắt khe với người khác hãy cố gắng thay đổi góc nhìn của bản thân nhé.

Bạn cũng nên đặc biệt cảnh giác khi áp dụng các tiêu chuẩn kép lên bản thân mình. Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành công việc của bạn trong thời gian dài. Hãy cố gắng nhìn nhận những việc bạn đang làm dưới góc độ quan sát, lắng nghe về những đóng góp của người khác về điều đó.

Tóm lại, tiêu chuẩn kép là lối tư duy thiếu logic, chủ yếu là dựa vào cảm xúc để đưa ra những đánh giá về người khác nên thường sẽ là những hành xử thiếu công tâm, khoa học. Điều này hiện nay đang được nhiều người áp dụng một cách mặc nhiên với những người xung quanh mà không hề biết mình đang bị tiêu chuẩn kép.

Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn kép là gì và những lý do tại sao tiêu chuẩn kép lại đang ngày càng phổ biến trong xã hội. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức hơn trong cuộc sống.