Tháp giải nhiệt (hay còn gọi là tháp hạ nhiệt nước) là một trong những thiết bị không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Tháp được cấu tạo với nhiều bộ phận khác nhau.
Mỗi bộ phận lại đảm nhiệm một nhiệm vụ, cho phép tháp giải nhiệt làm việc hiệu quả. Chúng bao gồm: khung và thân tháp, khối đệm, bể chứa nước lạnh, quạt hút, tấm chắn nước, bộ phận khí vào, cửa khí vào, vòi phun, quạt. Dưới đây là chi tiết các linh kiện tháp giải nhiệt và chức năng của chúng.
Bạn nên quan tâm
Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu suất tháp giải nhiệt
Lý do gì khiến tháp giải nhiệt Tashin được người tiêu dùng ưa chọn?
Tháp giải nhiệt là gì?
Trong hoạt động công nghiệp, tháp giải nhiệt là thiết bị được sử dụng để giảm nhiệt độ của nước bằng cách trích nhiệt từ nước và thải ra khí quyển. Nhờ cơ chế tận dụng sự bay hơi của nước bay vào không khí và thải ra khí quyển, nhờ đó, phần nước còn lại được làm mát đáng kể. So với các thiết bị chỉ sử dụng không khí để loại bỏ nhiệt, tháp giải nhiệt có thể làm giảm nhiệt độ của nước thấp hơn, do đó sử dụng tháp giải nhiệt mang lại hiệu quả cao hơn về mặt năng lượng và chi phí.
Chức năng các bộ phận của tháp giải nhiệt
– Khung và thân tháp: Phần lớn các tháp có khung kết cấu giúp hỗ trợ cho phần thân bao bên ngoài (thân tháp), động cơ, quạt và các bộ phận khác. Ở các thiết kế nhỏ hơn, như các thiết bị làm bằng sợi thuỷ tinh, thân tháp có thể là khung luôn.
– Khối đệm: là linh kiện tháp giải nhiệt hỗ trợ trao đổi nhiệt nhờ tối đa hoá tiếp xúc giữa nước và không khí. Có hai loại khối đệm:
+Khối đệm dạng phun: nước rơi trên các thanh chắn nằm ngang và liên tiếp bắn toé thành những giọt nhở hơn, đồng thời làm ướt bề mặt khối đệm. Khối đệm dạng phun bằng nhựa giúp tăng trao đổi nhiệt tốt hơn so với khối đệm bằng gỗ.
+ Khối đệm màng: bao gồm các tấm màng nhựa mỏng đặt sát nhau, nước sẽ rơi trên đó, tạo ra một lớp màng mỏng tiếp xúc với không khí. Bề mặt này có thể phẳng, nhăn, rỗ tổ ong hoặc các loại khác. So với loại khối lượng dạng phun, loại màng của khối đệm này hiệu quả hơn.
– Bể chứa nước lạnh; được đặt gần hoặc ngay tại đáy tháp, bể nhận nước mát chảy xuống qua khối đệm trong tháp. Bể thường có một bộ phận thu nước hoặc một điểm trũng để nối xả nước lạnh.
– Quạt hút: được lắp dưới khối đệm để hút khí từ dưới lên. Với thiết kế này, tháp được lắp thêm chân, giúp dễ lắp quạt và động cơ .
– Lưới xám – tấm chắn nước: Để những giọt nước còn sót lại trong dòng không khí không bị mất vào khí quyển, người ta sử dụng thiết bị này.
– Bộ phận khí vào: Với thiết kế dòng chảy ngang, bộ phận này có thể chiếm toàn bộ một phía của tháp hoặc đặt phía dưới một phía hoặc dưới đáy tháp đối với thiết kế dòng ngược.
– Cửa không khí vào: Thông thường, ta chỉ thấy phụ kiện này ở các tháp dòng ngang có cửa lấy khí vào. Mục đích của các cửa này là cân bằng lưu lượng khí vào khối đệm và giữ lại nước trong tháp. Trong khi đó, rất nhiều thiết kế tháp ngược dòng không cần cửa lấy khí.
– Vòi phun: có nhiệm vụ làm ướt khối đệm, phân phối nước đồng đều ở phần trên của khối đệm là cần thiết để đạt được độ ướt thích hợp của bề mặt khối đệm. Vòi có thể được cố định, phun theo hình vuông hoặc tròn, hoặc cũng có thể là một bộ phận của dây chuyền quay như một số tháp giải nhiệt đối lưu ngang.
– Quạt: Cả quạt hướng trục (quạt đẩy) và quạt ly tâm đều được sử dụng trong tháp. Thông thường quạt đẩy được sử dụng trong thông gió và cả quạt ly tâm và quạt đẩy đều được sử dụng để thông gió cưỡng bức trong tháp.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với quý khách khi cần tìm hiểu về linh kiện tháp giải nhiệt. Mọi câu hỏi cần được giải đáp kỹ hơn về thiết bị, quý khách vui lòng liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe tư vấn miễn phí, kịp thời.