Đền Kiếp Bạc ở đâu? Đền Kiếp Bạc thờ những ai [Tổng hơp] Thông tin cần biết

Côn sơn Kiếp Bạc là một trong 62 di tích quốc gia quan trọng đặc biệt của Việt Nam. Quần thể này với kiến trúc cổ kính, cảnh quan thiên nhiên đẹp gắn liền với tên tuổi của vị tướng tài ba dân tộc. Đây còn là điểm thu hút, hấp dẫn khách du lịch bởi những giai thoại, những câu chuyện gắn liền với ngôi đền. Vậy đền Kiếp Bạc ở đâu? Đền Kiếp Bạc thờ ai? Cùng tìm hiểu và khám phá trong bài viết dưới đây về ngôi đền này nhé!

Côn Sơn Kiếp Bạc ở đâu?

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 80km, cụm di tích đền Kiếp Bạc thuộc địa bàn thành phố Chí Linh, Hải Dương. Hội tụ nhiều quần thể di tích nổi tiếng khắp cả nước, thu hút đông đảo nhiều du khách tham quan hàng năm.

den-kiep-bac-o-dau

Đền Côn Sơn – Kiếp Bạc nằm ở đâu?

Nơi đây gắn liền với những lịch sử về các vị anh hùng, danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hơn nữa khi đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng phong cảnh núi non hùng vĩ, được khám phá chuỗi di tích lịch sử hào hùng. Bên cạnh đó là những sự tích đền Kiếp Bạc vẫn còn gắn liền với ngôi đền cho đến hiện nay.

Sẽ không quá khó khăn nếu bạn muốn tham quan cả 2 khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc trong ngày khi về Hải Dương. Bởi đây là một địa điểm khá gần với Hà Nội và bạn có thể di chuyển đến đây theo nhiều cách khác nhau.

Đền Kiếp Bạc thờ ai?

Đền Kiếp Bạc nằm giữa 2 thôn nên tên đền là sự ghép tên của làng Kiếp và làng Bạc của xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Sau khi Trần Hưng Đạo qua đời ông được người dân sùng kính thánh hóa và gọi đầy tôn kính là Đức Thánh Trần. Và mảnh đất Vạn Kiếp chính là nơi đã gắn bó sâu sắc với Đức Thánh Trần. Đây chính là nơi đặt đại bản doanh là nơi ông đã cống hiến cuộc đời và sự nghiệp của mình cho đất nước.

Vì vậy, đền Kiếp Bạc thờ Đức Thánh Trần, tại đây vào dịp giỗ của Trần Hưng Đạo người quân địa phương đã tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến công lao to lớn của ngài.

Hướng dẫn di chuyển đến Côn Sơn – Kiếp Bạc

Hướng đường đến Côn Sơn- Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc Hải Dương nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 80km. Bạn có thể đến đây theo cung đường sau:

Từ Cầu Thanh Trì → Lên đường I → rẽ sang đường 18 theo hướng Phả Lại → Đi thẳng đến cầu Phả Lại → đi thêm 50km đến ngã 3 Sao Đỏ → đi thẳng theo hướng đi Quảng Ninh khoảng 1km → rẽ trái thấy biển báo đi Côn Sơn – Kiếp Bạc đi thêm một đoạn nữa là tới nơi.

di-con-son-kiep-bac-the-nao

Hướng dẫn đi đến Côn Sơn Kiếp Bạc – điểm du lịch tâm linh

Đi Côn Sơn Kiếp Bạc bằng phương tiện gì?

Phương tiện công cộng

Bạn có thể bắt xe khách ở bến xe Mỹ Đình, theo tuyến Hà Nội – Quảng Ninh như: hãng Kalong, Đức Phúc… hay tuyến Quảng Ninh – Sao đỏ – Hà Nội với giá vé khoảng 70.000-100.000vnđ/ lượt/ người tùy theo từng thời điểm và từng nhà xe.

Nếu đi xe buýt bạn có thể bắt các tuyến xe 208 (Hải Dương – Côn Sơn, Kiếp Bạc – Bắc Giang), tuyến 18 – 208 đi Tam Kỳ – Hải Dương – Côn Sơn, Kiếp Bạc…

Di chuyển bằng xe tự lái

Bạn có thể tự lái xe đến Côn Sơn – Kiếp Bạc bởi đường đi rất thuận tiện mà còn có thể thỏa sức ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên 2 bên đường. Hơn nữa, 2 địa điểm Côn Sơn và Kiếp Bạc cách nhau khoảng 5km. Nên nếu bạn không có phương tiện di chuyển sẽ phải thuê taxi hoặc xe ôm. Do đó, lựa chọn phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô luôn là lựa chọn lý tưởng nhất cho chuyến du lịch này.

Đến Côn Sơn Kiếp Bạc cầu gì?

Côn Sơn – Kiếp Bạc là nơi ghi dấu ấn của những chiến công lừng lẫy, hào hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Theo tương truyền nơi đây được mệnh danh là nơi linh thiêng được xếp vào bậc nhất cả nước.

Theo quan niệm dân gian truyền lại ai muốn cầu việc lớn, cầu chức danh, quan tước, thăng thưởng, cầu oan trái, phân minh thì xin ấn tại “Trần Triều Hưng Đạo Vương chi ấn”, hoặc xin ấn “Quốc Pháp Đại Vương”; Còn cầu sinh con, tài lộc dồi dào, cầu bình an, tốt lành phát triển thì xin ấn tại “Vạn Dược Linh Phù”; còn để tránh bệnh tật, tà ma xin ấn tại “Phi thiên thần kiếm linh phù”…

di-con-son-kiep-bac-cau-gi

Đi đền Côn Sơn Kiếp Bạc cầu gì, văn khấn gì?

Hàng năm khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc có hàng nghìn lượt du khách đến đây. Không chỉ đi vãn cảnh, mà họ còn cầu bình an, công danh, tài lộc, nhà cửa yên ấm cho gia đình. Bởi nhiều người quan niệm rằng mọi sự kêu cầu đức danh sẽ đều linh nghiệm nên thường đến đây vào những dịp lễ xin ấn.

Điểm du lịch nổi tiếng ở Côn Sơn Kiếp Bạc có gì?

Khi du khách đặt chân đến Côn Sơn Kiếp Bạc bạn sẽ có cơ hội khám phá những địa điểm du lịch tâm linh như:

Chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn còn có tên gọi là chùa Hun hay Thiên Tư Phúc Tự. Cái tên  Thiên Tư Phúc Tự có nghĩa là ngôi chùa được trời ban cho phước lành. Là ngôi chùa nằm trên ngọn núi Côn Sơn, thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tương truyền nơi đây từng diễn ra trận hỏa công phun lửa tạo khói nhằm vây bắt tướng nhà Ngô vào thế kỉ X của Đinh Bộ Lĩnh thời loạn 12 sứ quân.

chua-con-son-tai-con-son-kiep-bac

Chùa Côn Sơn Hải Dương với kiến trúc độc đáo

Chùa Côn Sơn được thiết kế và xây dựng từ thế kỷ XIV đã trải qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn mang nét cổ kính, độc đáo. Chùa Côn Sơn là một trong 3 trung tâm của thiền phái Trúc lâm cùng với chùa Yên Tử, chùa Quỳnh Lâm (ở Quảng Ninh).

Chùa được chia ra làm nhiều khu vực có đến 83 gian, bao gồm các công trình như: tam quan, thượng hạ điện, lầu chuông, gác trống, tả hữu vu. Chùa Côn Sơn xưa nay là một trong những danh lam cổ tích của đất nước, hiện còn nhiều dấu tích và cổ vật có giá trị. Từ đó có thể giúp du khách có nhiều khám phá và tìm hiểu được nét đẹp nơi đây.

Đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc nằm trên 2 địa phận thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, thuộc xã Hưng Đạo, Chí Linh, Hải Dương. Kiếp Bạc là nơi Trần Quốc Tuấn đã chọn để lập căn cứ địa, tích trữ lương thực. Đồng thời cũng là nơi huấn luyện binh sĩ trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII.

Theo một số quan niệm phong thủy cho rằng nơi đây là nơi tụ khí nên dễ gây dựng cơ nghiệp. Khu vực đền này vốn là một thung lũng trù phú vốn được bao bọc bởi dãy núi Rồng với một phía là Lục Đầu Giang. Đây là thế núi tạo thành thế rồng chầu, hổ phục, sông tạo thành minh đường rộng rãi.

Tòa điện ngoài cùng của khu vực đền Kiếp Bạc là đền thờ Phạm Ngũ Lão, tòa thứ 2 thờ Hưng Đạo Vương, tòa cuối cùng là nơi thờ phu nhân của Trần Hưng Đạo và 2 con gái. Bên cạnh đó là bài vị thờ con trai ông và hai vị tướng là Yết Kiêu và Dã Tượng.

den-kiep-bac-tho-ai

Đền Kiếp Bạc – khu di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Nguyễn Trãi

Khu vực đền thờ Nguyễn Trãi được khởi công xây dựng vào năm 2000 trên mảnh đất rộng 10.000m2 ngay tại chân núi Ngũ Nhạc. Đây là công trình trọng điểm của khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc, là một trong những khu đền thờ to nhất với 15 hạng mục, kiến trúc theo hình chữ Công.

Đền thờ Trần Nguyên Đán

Đền được xây dựng theo kiến trúc chữ Đinh gồm có 2 tầng và 8 mái. Đền thờ Trần Nguyên Hãn nằm trên đền thờ Nguyễn Trãi cũng ở ven suối, cạnh đền là các cụm dấu tích nhà cũ của quan Đại Tư hiện nay vẫn được bảo tồn nguyên trạng.

Núi Ngũ Nhạc

Núi Ngũ Nhạc có chiều dài khoảng 4km gồm có 5 đỉnh với độ cao của đỉnh cao nhất là 238m nằm về phía Đông Bắc của dãy Côn Sơn.

Bàn cờ tiên

Bàn Cờ Tiên là một trong những điểm tham quan được nhiều người yêu thích khi đến Côn Sơn Kiếp Bạc. Tương truyền rằng bàn cờ tiên này có từ thời Trần, Pháp Loa Tôn giả – tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm đã tạo lập ra bàn cờ  ở vị trí đỉnh núi này.

Lễ hội đền kiếp bạc Côn Sơn diễn ra khi nào?

Côn Sơn Kiếp Bạc được coi là trung tâm lịch sử văn hóa lớn, nơi hội tụ, kết tinh các giá trị lịch sử, văn hóa ở xứ Đông xưa. Bởi vậy vào mùa xuân và mùa thu hàng năm đều có hội đền Kiếp Bạc được người dân mọi miền đất nước hướng đến.

Lễ hội truyền thống Côn Sơn Kiếp Bạc vào mùa xuân

Vào mùa xuân tại Côn Sơn Kiếp Bạc khai hội từ ngày 16 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội với các nghi lễ truyền thống như dâng hương khai hội, tế khai xuân, rước nước,  lễ giỗ Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả, tế trên núi Ngũ Nhạc, lễ đàn mông sơn thí thực.

Phần hội đền Kiếp Bạc có nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: thi gói bánh chưng, liên hoan pháo đất, giã bánh dày, vật dân tộc…kết hợp với các hoạt động văn hoá, văn nghệ khác.

Lễ hội truyền thống Côn Sơn Kiếp Bạc vào mùa thu

le-hoi-den-kiep-bac

Lễ hội đền Côn Sơn – Kiếp Bạc vào mùa thu

Vào mùa thu là lễ hội tưởng niệm ngày mất của Trần Hưng Đạo. Trong quan niệm dân gian, mùa thu tượng âm, tháng 8 mùa thu là chính âm. Trong khi đó, Đức Thánh Trần Hưng Đạo là cha tượng dương, lễ hội giỗ cha vào tháng 8 là âm dương hòa hợp. Vào thời điểm này mùa màng cây cối tốt tươi, mọi sự đều hanh thông. Cho nên vào 3 tháng mùa thu nhân dân cả nước sẽ về đền Kiếp Bạc để tham gia lễ hội rất đông.

Lễ hội với nhiều nghi thức truyền thống như dâng hương, tế cáo yết, khai ấn, ban ấn đền Kiếp Bạc, lễ giỗ Đức Thánh Trần. Ngoài ra còn có lễ tưởng niệm ngày mất của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, lễ cầu an, hội hoa đăng…Phần hội là các trò chơi dân gian truyền thống như đua thuyền, múa rối nước…

Kinh nghiệm đi tour du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc

Do đặc thù của khu di tích lịch sử văn hóa Côn Sơn Kiếp Bạc nên khi ghé thăm nơi đây bạn cần phải chú ý và ghi nhớ một số nguyên tắc sau:

  • Khi đến đây nên nghiêm túc, hạn chế cười đùa quá trớn gây ảnh hưởng đến không khí trang trọng, linh thiêng xung quanh.
  • Trang phục kín đáo, tao nhã: Không mặc đồ hở hang, trang phục quá đầu gối, nên mặc đồ kín đáo, thoải mái.
  • Đền Côn Sơn Kiếp Bạc có địa hình đồi núi vì vậy khi đến đây chủ yếu di chuyển bằng đường bộ khá nhiều. Do vậy bạn nên tránh đi giày cao gót, chọn những đôi giày thể thao êm ái và dễ đi lại nhé.
  • Ngoài ra bạn nên chọn một vài vật dụng mang theo như mũ nón, ô dù phòng trường hợp tiết xấu.

Bên cạnh đó, gần đây cũng có nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng khác nhau chùa Ba Vàng, Chùa Tam Chúc…bạn có thể kết hợp đi trong ngày. Trên đây là những chia sẻ về đền Kiếp Bạc ở đâu, đền Kiếp Bạc thờ ai và những kinh nghiệm du lịch về khu di tích lịch sử- văn hóa Côn Sơn- Kiếp Bạc. Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích cho chuyến du lịch của mình.