Hiệu suất của tháp hạ nhiệt có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của nhà máy sản xuất nói chung. Và nếu muốn đảm bảo được hiệu suất của thiết bị này thì chúng ta cần phải vệ sinh tháp giải nhiệt định kỳ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bài viết dưới đây chia sẻ với quý khách một số thông tin cần biết về cách bảo dưỡng, vệ sinh hệ thống tháp giải nhiệt tuần hoàn. Hy vọng nhờ vậy quý khách có thể đảm bảo thiết bị này luôn hoạt động ổn định, bền bỉ cùng thời gian.
Các bước vệ sinh tháp hạ nhiệt
– Tắt máy bơm để tránh nguy cơ điện giật khi thực hiện vệ sinh, bảo dưỡng tháp.
– Chuẩn bị hóa chất vệ sinh tháp giải nhiệt. Người sử dụng cần phải am hiểu về chủng loại hóa chất, nồng độ sử dụng để tránh ảnh hưởng tiêu cực tới độ bền của tháp.
– Giữ lại một lượng nước nhất định trong tháp để hòa tan hóa chất tẩy rửa.
– Mở các van cần thiết trong tháp và đường ống.
– Bật bơm nước để hóa chất chạy tuần hoàn trong đường ống và tháp, giúp tẩy rửa sạch các chất bẩn và cặn canxi, magie,…
– Sau một thời gian cho hóa chất chạy tuần hoàn, bạn thực hiện xả hết chất bẩn trong hệ thống ra. Khi thực hiện xả hóa chất, bạn cần cho hóa chất trung hòa vào nguồn nước bẩn đó, tiếp tục thử quỳ tím để đảm bảo nước xả về mức trung tính trước khi thải ra môi trường.
– Tháo rời các ống phân phối nước để vệ sinh toàn bộ rong rêu, chất bẩn,… Sau khi vệ sinh tháp giải nhiệt xong, bạn cần lắp đặt các ống nước vào đúng vị trí ban đầu.
Một số lưu ý khi bảo dưỡng tháp giải nhiệt nước
Thông thường, sau khoảng 6 tháng sử dụng liên tục, khi thực hiện vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống tháp giải nhiệt cooling tower thì bạn cần thay dầu. Ngoài ra, người làm nhiệm vụ vận hành, bảo dưỡng tháp cần thường xuyên kiểm tra mức dầu trong tháp, nếu bị hao hụt thì phải bổ sung ngay. Trong trường hợp dầu bị cô đặc thì bạn cần thay dầu ngay.
Ngoài ra, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra hệ thống điện để đảm bảo an toàn, ngăn chặn nguy cơ cháy nổ, chập điện trong quá trình sử dụng thiết bị. Đồng thời, ngoài việc vệ sinh bên trong hệ thống tuần hoàn, các đơn vị cũng cần đảm bảo bên ngoài tháp sạch sẽ, không bám rêu mốc, bụi bẩn,…
Công việc cần làm sau khi vệ sinh, bảo dưỡng tháp hạ nhiệt
Sau khi vệ sinh tháp hạ nhiệt, bạn cần mở và điều chỉnh toàn bộ van nước theo đúng yêu cầu kỹ thuật và thực hiện thêm nước vào hệ thống, đảm bảo lượng nước đủ yêu cầu để tránh mực nước quá thấp gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của tháp. Ngoài ra, người dùng cần thực hiện kiểm tra xem hoạt động đóng mở của các phao nước có tốt không (khi mực nước thấp phao sẽ đóng điện để đưa nước vào hệ thống còn khi đã đủ nước thì phao sẽ tự động ngắt điện).
Bên cạnh đó, bạn cần chú ý kiểm tra độ rung, ồn của tháp hạ nhiệt sau khi thực hiện vệ sinh, bảo dưỡng; đảm bảo nhiệt độ nước đầu vào và đầu ra không có vấn đề bất thường.
Trên đây là hướng dẫn vệ sinh tháp giải nhiệt đơn giản mà bạn có thể tự áp dụng ngay tại cơ sở của mình. Trong trường hợp bạn không tự tin thì có thể nhờ tới những dịch vụ vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị chuyên nghiệp.
Có thể bạn quan tâm 👉 Vệ sinh, bảo dưỡng tháp giải nhiệt định kỳ mang lại những lợi ích gì?