Kiến tập là gì? Điểm giống và khác nhau kiến tập và thực tập là gì?

Kiến tập là gì? Thực tập là gì? Đây là 2 giai đoạn mà khi là sinh viên bạn sẽ phải trải qua một lần trong đời. Tuy nhiên, rất nhiều người thường dễ bị nhầm lẫn 2 giai đoạn này là một. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy tham khảo bài viết mà thapgiainhiettashin đã tổng hợp chi tiết dưới đây nhé.

Kiến tập là gì?

Theo nghĩa Hán Việt “kiến” nghĩa là xem, nhìn, quan sát. Kiến tập là giai đoạn cho phép sinh viên đến môi trường làm việc thực tế, phù hợp với ngành nghề của mình để có thể quan sát, chiêm nghiệm.

Qua đó, có những sự so sánh để áp dụng lý thuyết đã học với thực tế vào công việc. Sinh viên lúc này khi tham gia kiến tập sẽ được tiếp cận với môi trường làm việc cạnh tranh với các vấn đề phát sinh, nghiệp vụ đan xen.

Kiến tập là giai đoạn nhiều sinh viên phải trải qua trong quá trình học tập

Kiến tập là giai đoạn nhiều sinh viên phải trải qua trong quá trình học tập

Đây là giai đoạn giúp các bạn sinh viên có thể khích lệ và có thêm niềm đam mê với sự nghiệp cũng như đúc kết được các kinh nghiệm quý báu cho bản thân để lấy đó làm hành trang cho giai đoạn sau này.

Lợi ích của kiến tập

Kiến tập sẽ giúp các bạn sinh viên có thể hiểu hơn những gì mình đang theo học. So với việc chỉ ngồi ở lớp học, tiếp thu, và học thuộc những kiến thức từ sách vở vẫn chưa đủ. Do vậy, kiến tập là thời gian để sinh viên có thể học hỏi, củng cố lại kiến thức thông qua quan sát thực tế. Tham gia một hoặc nhiều đợt kiến tập sẽ giúp sinh viên có nhiều lợi ích, cụ thể:

Hiểu được sự quan trọng của nội dung học

Đối với các chuyên ngành học có rất nhiều nội dung học với các học phần khác nhau. Để có thể hoàn thành tiến độ bài học, giảng viên chỉ có thể truyền đạt những nội dung mang tính tổng quát.

Sinh viên thường hay tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà không biết điều đó có tầm quan trọng như thế nào. Nên khi tham gia kiến tập những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trọn vẹn hơn khi nhìn thấy giá trị mà các kiến thức từ giảng đường mang lại có thể áp dụng được.

Làm quen môi trường công sở

Trên thực tế nhiều sinh viên hiện nay có thành tích học tập rất tốt nhưng lại khó tìm được công việc như ý. Một trong những lý do chính lớn nhất đó là sự khác biệt của môi trường học và môi trường làm việc.

Môi trường học tập, giáo dục có sự ổn định, các kiến thức được hệ thống theo một khuôn khổ nào đó. Giảng viên sẽ hướng dẫn chỉ bảo cặn kẽ và sinh viên có nhiều thời gian để nghiên cứu, nghiền ngẫm vấn đề nào đó mà bản thân quan tâm.

Môi trường công việc thường biến hóa khôn lường, hay có vấn đề phát sinh liên tục. Mặc dù vẫn nằm trong khuôn khổ kiến thức chuyên môn nhưng đòi hỏi phải có sự linh hoạt, nhạy bén phối hợp nhanh chóng chuẩn xác.

Chuẩn bị cho kỳ thực tập

Kiến tập là bước đệm để giúp sinh viên có sự chuẩn bị từ tinh thần, ý thức đến kiến thức và các kỹ năng mềm cần thiết. Từ các kỳ kiến tập trong quá trình học tập, sinh viên sẽ có thêm nhiều mối quan hệ khác với doanh nghiệp và có thể thuận lợi nhận được sự chấp thuận thực tập vào năm cuối trong số các công ty đó.

Khi đó, trong kỳ thực tập sinh viên sẽ không còn bỡ ngỡ, rụt rè như ban đầu mà có nhiều thời gian hơn tập chung vào công việc thay vì mất thời gian làm quen với môi trường công sở.

Thực tập là gì?

Với phần tìm hiểu về kiến tập là gì ở trên ta là sự quan sát thì thực tập chính là thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế. Khi thực tập các sinh viên sẽ trải nghiệm công việc mà mình chọn. Qua đó, có thể hiểu thêm về tính chất công việc, và phát triển các kỹ năng mềm, tập làm quen với áp lực trong công việc, tích lũy cho bản thân các kinh nghiệm để có thể bắt đầu công việc chính thức sau này.

Thực tập là bước đầu để bạn tích lũy kinh nghiệm cho công việc về sau

Thực tập là bước đầu để bạn tích lũy kinh nghiệm cho công việc về sau

Phân biệt kiến tập và thực tập

Trong 2 thuật ngữ kiến tập và thực tập thì thực tập là thuật ngữ quen thuộc hơn so với kiến tập. Do đó, nhiều bạn sinh viên thường hay bị nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ này thành một gây nên một số trở ngại trong việc chuẩn bị nguồn lực trong mỗi giai đoạn làm việc. Dưới đây là một số điểm phân biệt cặn kẽ về kiến tập và thực tập để bạn hiểu rõ hơn về 2 thuật ngữ này.

Giống nhau:

  • Đều là học phần quan trọng

Hai học phần này đều là học phần bắt buộc với các sinh viên cần phải hoàn thành mới đủ điều kiện để tốt nghiệp. Do vậy, dù bạn học giỏi, đạt được điểm cao trong các môn học chuyên ngành tại trường. Nhưng nếu bỏ qua kỳ kiến tập/thực tập tại các doanh nghiệp thì kết quả học tập có thể sẽ bị ảnh hưởng lớn. Bởi hệ số của 2 học phần này sẽ có điểm gấp đôi so với các môn chuyên ngành, thậm chí ở một số trường học còn quy định điểm này còn cao hơn nữa.

  • Tham gia môi trường thực tế

Khi đi kiến tập hay thực tập sinh viên sẽ phải xin phép và được sự chấp thuận từ phía doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc khi thực hiện 2 học phần này sinh viên phải đến doanh nghiệp đó mà không phải lên giảng đường.

  • Gắn kết lý thuyết và thực hành

Thực tập và kiến tập là giai đoạn để các sinh viên có thể gắn kết lý thuyết với môi trường làm việc thực tiễn. Có lý thuyết sẽ có nền tảng nhưng việc áp dụng lý thuyết vào thực tế rất quan trọng. Từ đó, sinh viên sẽ bổ sung cho mình thêm nhiều kinh nghiệm hơn để triển khai công việc cho hành trình trong tương lai.

  • Nhận xét và báo cáo

Sau khi đi kiến tập hay thực tập sinh viên đều phải quay lại trường và viết báo cáo, bảo vệ trước giảng viên, hội đồng. Trong phần báo cáo này sinh viên sẽ phải trình bày những gì mình đã học được, làm được và những gì tích lũy trong thời gian đó.

Kết thúc kiến tập và thực tập đều phải làm báo cáo

Kết thúc kiến tập và thực tập đều phải làm báo cáo

Bản báo cáo sẽ cần phải có nhận xét của doanh nghiệp đã nhận bạn vào kiến tập/thực tập. Điều này nhằm xác thực bạn có trực tiếp tham gia trong suốt thời gian quy định về kỳ thực tập, kiến tập đó không.

  • Trau dồi các kỹ năng nghề nghiệp về chuyên môn

Khi kiến tập/thực tập bạn sẽ được trau dồi những kỹ năng mềm mà khi ngồi trên ghế nhà trường chưa từng có. Bên cạnh đó bạn sẽ được tiếp xúc với những không gian, mở rộng đối tượng, mở rộng các tình huống thực tế mới có thể thuận lợi thích ứng công việc nhanh.

Khác nhau:

Mỗi một loại hình sẽ có những đặc điểm riêng biệt nên bạn cần nắm rõ để chuẩn bị tốt hơn, đạt được kết quả cao hơn.

  • Kinh nghiệm thu được

Kiến tập với công việc chủ yếu là theo dõi, quan sát mà không được trực tiếp tham gia vào bất cứ công việc chuyên môn nào.

Thực tập: sẽ được trải nghiệm công việc mặc dù chỉ là phần bề nổi hoặc một phần nhỏ có liên quan đến chuyên môn. Tuy nhiên sau kỳ thực tập bạn sẽ tích lũy được mức độ kinh nghiệm nhất định nhiều hơn so với kiến tập.

  • Thu nhập/ lương

Hầu như kiến tập hay thực tập đều không được trả lương nhưng bù lại bạn lại có nhiều kinh nghiệm khởi đầu, có giá trị cho quá trình tìm việc sau này. Tuy nhiên, hiện nay một số doanh nghiệp vẫn tuyển thực tập và trả lương. Để giành được những suất thực tập này bạn sẽ có nhiều thử thách như:

  • Mức độ ứng tuyển cạnh tranh ứng cao
  • Phải tham gia khóa đào tạo của doanh nghiệp mới có thể làm việc ít nhất 1 – 2 tuần.
  • Đảm nhận khối lượng công việc không hề nhỏ.

Do đó, đối với những công việc như vậy sẽ phù hợp với những bạn sinh viên vừa tốt nghiệp hoặc tốt nghiệp trong vòng 1 năm trở lại sẽ phù hợp hơn.

Thực tập phù hợp với những bạn sinh viên vừa tốt nghiệp hoặc đã ra trường

Thực tập phù hợp với những bạn sinh viên vừa tốt nghiệp hoặc đã ra trường

Thời gian và số lần triển khai

Bắt đầu từ năm 2 trong khoảng thời gian học sẽ có nhiều kỳ kiến tập và bạn chỉ có một kỳ thực tập vào năm cuối. Như vậy, với kiến tập sinh viên sẽ dành khoảng 01 – 02 tuần/đợt, còn thực tập thì lâu hơn thời gian có thể kéo dài 1 – 2 tháng/ đợt.

Chỉ định doanh nghiệp

Đối với kỳ kiến tập thông thường nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm doanh nghiệp. Còn thực tập sinh viên sẽ phải tự chủ động, tự tìm và nhà trường sẽ cung cấp giấy giới thiệu. Do vậy, kiến tập chỉ là bước đệm quan trọng, nếu sinh viên trong kỳ kiến tập xây dựng được mối quan hệ tốt sẽ thuận lợi hơn khi đến giai đoạn thực tập sau này.

Cơ hội được trở thành nhân viên chính thức

Khi đi thực tập bạn sẽ được tiếp nhận công việc liên quan đến chuyên môn nhiều hơn, thời gian làm việc cũng lâu hơn. Do đó, người quản lý có thời gian quan sát và đánh giá được năng lực của sinh viên. Vì thế nếu có nhu cầu tuyển dụng cơ hội được lựa chọn vào doanh nghiệp sẽ dành cho sinh viên thực tập chăm chỉ, năng động nhiều hơn cho sinh viên kiến tập.

Cần lưu ý gì khi đi kiến tập?

Để có một kỳ kiến tập thành công bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau khi tham gia giai đoạn này.

Tuân thủ quy định về thời gian

Mặc dù kỳ kiến tập không bị ràng buộc về thời gian, không có nhiều kinh nghiệm để tích lũy như thực tập. Nhưng đây sẽ là cơ hội tốt để bạn có thể gắn kết dần lý thuyết đã học trong nhà trường với thực hành.

Nhà trường và doanh nghiệp có thể sẽ chỉ cần bạn kiến tập 1 tuần/lần nhưng bạn có thể đề nghị lên nhiều lần, lịch trình có thể do bạn thiết lập sao cho phù hợp với lịch học. Nếu bạn ngại đi kiến tập 1 mình có thể hẹn một nhóm sinh viên cùng tham gia. Khi đó, người hướng dẫn có thể sẽ dành thời gian cho bạn nhiều hơn.

Sắp xếp thời gian kiến tập để có nhiều kinh nghiệm cho kỳ thực tập

Sắp xếp thời gian kiến tập để có nhiều kinh nghiệm cho kỳ thực tập

Chọn đơn vị kiến tập thích hợp chuyên ngành

Thông thường ở cấp đại học sẽ có 2 – 3 đợt kiến tập, cao đẳng thì 1 – 2 đợt. Đối với kỳ đầu tiên hầu hết nhà trường sẽ giúp sinh viên tìm nơi kiến tập phù hợp. Với mục đích để bạn có thể thuận lợi làm quen với các loại hình doanh nghiệp hợp với ngành mình học.

Khi đó bạn hãy giữ các mối quan hệ tốt với người hướng dẫn kiến tập ở đơn vị  đó vì đợt kiến tập hay thực tập sau có thể bạn sẽ phải tự tìm đơn vị. Giữ mối quan hệ tốt với người trong ngành sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều thứ và thuận lợi hơn về sau này.

Chủ động tìm kiếm cơ hội làm việc

Mặc dù tính chất của kỳ kiến tập chủ yếu là nghe, xem, nhìn mà không được trực tiếp tham gia làm việc như thực tập. Nhưng ngồi, xem mãi cũng chán mà không học hỏi được gì nhiều.

Thay vào đó, bạn có thể gợi ý người phụ trách hỗ trợ họ xem mình có giúp được gì không? Chẳng hạn như: photo tài liệu, đi chung đến các nơi trong công ty để được tham gia hỗ trợ họ…Những công việc này có thể sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc của người khác cả. Ngược lại, bạn có thể giúp họ hoàn thành công việc nhanh hơn, và để lại được ấn tượng tốt hơn với tập thể doanh nghiệp đó.

Như vậy, để hoàn thành tốt nghiệp, ngoài việc hoàn thành những môn học trên giảng đường. Bạn sẽ phải hoàn thành các giai đoạn kiến tập và thực tập tại một doanh nghiệp nào đó liên quan đến chuyên ngành bạn học.

Đây đều là học phần bắt buộc nên việc hiểu rõ kiến tập là gì? Thực tập là gì? Phân biệt kiến tập và thực tập rõ ràng sẽ giúp bạn lên được kế hoạch học tập tốt hơn, hiệu quả hơn rất nhiều. Chúc bạn có một kỳ kiến tập vui vẻ, suôn sẻ và thành công nhé!