Một số lưu ý quan trọng khi lắp đặt tháp giải nhiệt nước

Để có thể có được hệ thống tháp giải nhiệt nước hoạt động hiệu quả, việc lắp đặt cũng vô cùng quan trọng. Vậy, khi lắp đặt tháp giải nhiệt, người dùng cần lưu ý những gì?

Tháp giải nhiệt là thiết bị điện đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhiệt độ dòng nước thấp xuống bằng phương pháp trích nhiệt nước và giải phóng nhiệt ra không khí. Khi lắp đặt thiết bị này, người dùng cần nắm rõ đặc điểm cũng như yêu cầu kỹ thuật của tháp giải nhiệt thì mới có thể đảm bảo được độ an toàn và chính xác. Dưới đây một số lưu ý khi lắp đặt tháp giải nhiệt nước mà bạn cần quan tâm.

Liên quan

Hướng dẫn cách lắp đặt tháp giải nhiệt nước đạt chuẩn chất lượng

Những thông số kĩ thuật nào cần quan tâm khi mua tháp giải nhiệt?

Hệ thống tháp hạ nhiệt nước

Hệ thống tháp hạ nhiệt nước

Điều kiện thời tiết

Khi lắp đặt hệ thống tháp giải nhiệt, vấn đề chọn thời tiết để thi công rất quan trọng trong việc quyết định đến sự thành công của công trình. Nếu người dùng chọn thời tiết mưa thì việc bôi keo gắn kết các linh kiện tháp giải nhiệt sẽ gặp khó khăn do nước mưa làm giảm độ bắt dính keo. Do đó, khi lắp đặt, bạn nên chọn thời tiết nắng ráo, không có sương hay mưa để keo có thể bắt dính một cách tốt nhất.

Nắm rõ cấu tạo, chức năng các bộ phận

Để lắp đặt một tháp hạ nhiệt nước  tốt, việc biết được cấu tạo cũng như chức năng chính của các bộ phận cũng vô cùng quan trọng. Các bộ phận ấy bao gồm: khung và thân tháp, khối đệm, bế nước lạnh, tấm chắn nước, bộ phận khí vào, cửa không khí vào, vòi và quạt.

  • Khung và thân tháp. Phần lớn các tháp có khung kết cấu giúp hỗ trợ cho phần thân bao bên ngoài (thân tháp), động cơ, quạt và các bộ phận khác. Một số thiết kế có kích thước nhỏ hơn, như các thiết bị làm bằng sợi thuỷ tinh, thân tháp có thể là khung luôn.
  • Tấm chắn nước: là thiết bị này thu những giọt nước kẹt trong dòng không khí, nếu không chúng sẽ bị mất vào khí quyển.
  • Bộ phận khí vào. Đây là bộ phận lấy khí vào tháp. Bộ phận này có thể chiếm toàn bộ một phía của tháp (thiết kế dòng chảy ngang) hoặc dưới đáy tháp. Vòi phun nước để làm ướt khối đệm và phân phối nước đồng đều ở phần trên của khối đệm.
  • Quạt: Cả quạt hướng trục (quạt đẩy) và quạt ly tâm đều được sử dụng trong tháp. Thông thường quạt đẩy được sử dụng trong thông gió và cả quạt ly tâm và quạt đẩy đều được sử dụng để thông gió cưỡng bức trong tháp. Tùy theo kích thước, có thể sử dụng quạt đẩy cố định hay độ nghiêng cánh biến đổi.
  • Cửa không khí vào: Thông thường, các tháp dòng ngang có cửa lấy khí vào.Mục đích của các cửa này là cân bằng lưu lượng khí vào khối đệm và giữ lại nước trong tháp. Tuy nhiền, nhiều thiết kế tháp ngược dòng không cần cửa lấy khí.
  • Khối đệm. Hầu hết các tháp đều có khối đệm (làm bằng nhựa hoặc gỗ) để hỗ trợ trao đổi nhiệt nhờ tối đa hoá tiếp xúc giữa nước và không khí.

Một số lưu ý khác

  •  Lựa chọn vị trí lắp đặt rộng thoáng, để tránh hiện tượng vọng âm.
  •  Nên để lối đi cho việc lắp đặt đường ống và bảo trì.
  •  Chú ý kiểm tra đường ống dẫn nước hoặc chậu tháp có bị bễ nứt không.
  •  Cân bằng vị trí đặt tháp, để tránh hiện tượng phân tán nước không cân đối.
  • Chân đế nên lắp đặt thiết bị chống ồn để giảm hiện tượng chấn động đồng loạt.
  • Ống dẫn nước tuần hoàn từ 4” trở lên nên bọt lớp chống ồn phía ngoài, để tránh đường ống dẫn nước bị bễ do chấn động hoặc lắp đặt không cẩn thận gây nên
    Hy vọng những lưu ý trên đây sẽ giúp quý khách có cách lắp đặt tháp giải nhiệt nước đúng chuẩn, giúp thiết bị làm việc ổn định và bền bỉ cùng thời gian. Mọi câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp kỹ hơn về thiết bị, quý khách vui lòng liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ miễn phí, kịp thời.