Tháp giải nhiệt ra đời như “vị cứu tinh” cho các đơn vị doanh nghiệp trong việc làm mát máy móc thiết bị trong nhà xưởng. Tuy nhiên để thiết bị này hoạt động hiệu quả và bền bỉ người dùng không thể bỏ qua việc bảo dưỡng, bảo trì chúng thường xuyên, định kỳ.
Bảo dưỡng bảo trì để xử lý các sự cố, để ngăn chặn tình trạng ăn mòn và đặc biệt là hiện tượng cáu cặn trong tháp. Bởi khi tháp hạ nhiệt hình thành cáu cặn có thể khiến hiệu quả làm mát giảm xuống, nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến tháp ngừng hoạt động. Vậy nguyên nhân hình thành và cách xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt là gì? hãy cùng tìm hiểu qua thông tin được chia sẻ ngay sau đây
Tham khảo:
Một số nguyên nhân hình thành lên cáu cặn tháp giải nhiệt
Một là: do nguồn nước cung cấp cho tháp. Nước có chứa cặn bẩn, rong rêu hoặc nước không được xử lý hiệu quả, chứa chất rắn hòa tan… đều có thể hình thành nên cáu cặn trong tháp.
Hai là: do nhiệt độ cao cũng là một nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến việc hình thành cáu cặn tháp hạ nhiệt. Bởi các muối thông thường sẽ tan nhiều hơn khi nhiệt độ tăng. Đặc biệt một số muối như canxi cacbonat lại ít tan hơn khi nhiệt độ tăng. Do vậy, nếu tháp giải nhiệt nước hoạt động và giữ ở mức nhiệt độ cao trong thời gian dài chắc chắn sẽ hình thành nên cáu cặn.
Cách xử lý cáu cặn trong tháp giải nhiệt
Khi tháp giải nhiệt công nghiệp đã hình thành cáu cặn thì cần được xử lý nhanh chóng để tránh bị tắc nghẽn đường ống, giúp tháp hoạt động hiệu quả như ban đầu. Sau đây là một số cách xử lý cáu cặn trong tháp giải nhiệt.
Sử dụng hóa chất ức chế cáu cặn là biện pháp được nhiều người dùng ưa chuộng và sử dụng khá phổ biến khi muốn xử lý cáu cặn cho tháp giải nhiệt Liang Chi, Tashin. Khi sử dụng các loại hóa chất chuyên dụng này, đòi hỏi người sử dụng phải trang bị đầy đủ kiến thức để có cách sử dụng hợp lý mới cho hiệu quả như mong đợi.
Phương pháp vệ sinh thủ công cũng là cách được người dùng lựa chọn để loại bỏ rong rêu. Sử dụng biện pháp này khá tiết kiệm xong hiệu quả không được cao, tốn kém thời gian, công sức.
Và để tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí cách tốt nhất vẫn là nên xử lý nguồn nước đầu vào để đảm bảo hạn chế tối đa sự hình thành cáu cặn cho tháp giải nhiệt.
Hy vọng qua thông tin chia sẻ của bài viết trên đây người dùng sẽ hiểu hơn về nguyên nhân cũng như có được cách xử lý hợp lý khi tháp giải nhiệt Cooling Tower có hiện tượng cáu cặn. Để hiểu hơn, chi tiết hơn về vấn đề này, quý khách có thể nhấc máy và bấm 0972 882 886-0912 370 282 để được nghe tư vấn cụ thể chi tiết hơn.