Hiện nay, nhu cầu lắp đặt tháp giải nhiệt của các nhà xưởng, doanh nghiệp là rất cao. Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều người chưa biết những thông số kĩ thuật nào cần quan tâm trước khi lắp đặt một hệ thống tháp giải nhiệt.
Ngày nay, tháp giải nhiệt là một trong những thiết bị không thể thiếu trong nhà xưởng, doanh nghiệp. Tuy nhiên, một khi đã lắp đặt, công suất của tháp giải nhiệt thường rất khó thay đổi. Do đó, việc biết được các thông số trong tháp giải nhiệt là vô cùng cần thiết đối với người có ý định lắp đặt. Dưới đây là nội dung chi tiết.
Bài viết liên quan
Mối quan hệ giữa chênh lệch nhiệt độ 2, nhiệt độ bầu ướt trong tháp giải nhiệt
Nhiệt độ nước và lưu lượng nước có ảnh hưởng ra sao khi chọn mua tháp giải nhiệt?
Công suất
Chính những chỉ số phản ánh độ phân tán nhiệt và lưu lượng quyết định công suất của tháp giải nhiệt. Tuy vậy, những thông số thiết kế không đủ để hiểu được hiệu suất của tháp giải nhiệt. Ví dụ như, tháp giải nhiệt có kích cỡ giải nhiệt cho 4540 m3/h qua dải 13,9 0C có thể to hơn tháp giải nhiệt cho 4540 m3/h qua dải 19,5 0C. Vì thế, ngoài công suất, chúng ta cũng cần quan tâm tới những thông số khác.
Chênh lệch nhiệt độ 1
Chênh lệch nhiệt độ 1 là hàm số của tải nhiệt và lưu lượng qua hệ thống như sau:
Chênh lệch nhiệt độ 1= Tải nhiệt (kCal/h) / Lưu lượng nước (l/h)
Sự chênh lệch nhiệt độ 1 không phải do tháp hạ nhiệt quyết định mà là do quá trình nó phục vụ. Yếu tố quyết định dải ở bộ trao đổi nhiệt là tải nhiệt và lưu lượng nước qua bộ trao đổi nhiệt và đi vào nước giải nhiệt.
Chênh lệch nhiệt độ 2
Chênh lệch nhiệt độ 2 = Nhiệt độ nước đã được giải nhiệt – Nhiệt độ bầu ướt
Theo các chuyên gia, sự chênh lệch nhiệt độ 2 càng gần với bầu ướt thì chi phí phải trả cho tháp giải nhiệt càng cao do kích thước phải tăng lên. Sau khi chọn được kích thước của tháp, chênh lệch nhiệt độ 2 là quan trọng nhất, tiếp đó là lưu lượng, chênh lệch nhiệt độ 1 và bầu ướt kém quan trọng hơn.
Tải nhiệt
Bộ phận tải nhiệt của một tháp giải nhiệt do quá trình sử dụng nước giải nhiệt quyết định. Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta cần có nhiệt độ thấp để nâng cao hiệu suất của quá trình hoặc để tăng chất lượng, số lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, với một số thiết bị ứng dụng như động cơ đốt trong thì lại yêu cầu nhiệt độ hoạt động cao. Kích thước và chi phí của tháp giải nhiệt tăng khi tải nhiệt tăng. Vì vậy không nên mua thiết bị kích thước nhỏ quá nếu tải nhiệt được tính thấp quá và thiết bị quá cỡ nếu tải nhiệt được tính cao quá.
Nhiệt độ bầu ướt
Nhiệt độ bầu ướt là một hệ số quan trọng đối với hiệu suất của thiết bị giải nhiệt, bởi vì đó là nhiệt độ thấp nhất mà nước có thể được làm mát. Vì vậy, nhiệt độ bầu của không khí cấp vào tháp giải nhiệt quyết định mức nhiệt độ hoạt động tối thiểu ở cả dây chuyền, quá trình hoặc hệ thống.
Trên lý thuyết, một tháp giải nhiệt sẽ giải nhiệt nước xuống nhiệt độ vào bầu ướt. Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiệt cần phải được thải bỏ khỏi tháp giải nhiệt nên nước được giải nhiệt xuống mức nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bầu ướt. Do đó, người dùng cần quan tâm tới yếu tố này trước khi mua tháp giải nhiệt.
Việc lựa chọn sơ bộ tháp giải nhiệt như tháp giải nhiệt LiangChi LBC-250RT dựa trên nhiệt độ bầu ướt thiết kế phải tính đến các điều kiện từ phía tháp. Nhiệt độ bầu ướt thiết kế cũng không được vượt quá 5%. Nói chung, nhiệt độ thiết kế được lựa chọn gần với nhiệt độ bầu ướt tối đa bình quân trong mùa hè.
Trên đây là những thông số quan trọng của tháp giải nhiệt mà người dùng cần quan tâm trước khi lắp đặt. Mọi câu hỏi cần được giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe tư vấn miễn phí.