Rừng đặc dụng là gì? Vai trò và chức năng của rừng đặc dụng là gì?

Rừng đặc dụng là gì? Rừng đặc dụng có vai trò, chức năng như thế nào trong việc việc nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, giúp cân  bằng hệ sinh thái. Cùng tìm hiểu chi tiết trong về rừng đặc dụng là rừng gì trong bài viết dưới đây nhé.

Rừng đặc dụng là gì?

Theo định nghĩa về rừng đặc dụng là gì của nghị định 117/2010/NĐ-CP tại Khoản 1 Điều 3 như sau: “Rừng đặc dụng là rừng được xác lập dựa theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, là rừng có giá trị đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, là nơi cung cấp nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học, cũng như bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, kết hợp du lịch; kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường”.

Rừng đặc dụng là rừng gì?

Rừng đặc dụng là rừng gì?

Trong tiếng Anh rừng đặc dụng có tên gọi trong tiếng Anh là “Special-use forest” hoặc “SUF”

Phân loại rừng đặc dụng

Căn cứ vào đặc điểm sinh thái, chức năng hoạt động mà rừng đặc dụng được phân chia làm những loại sau:

Khu bảo tồn thiên nhiên

Khu bảo tồn thiên nhiên là khu bảo vệ có giá trị khoa học cao bảo toàn loài sinh vật cảnh, là khu dự trữ tự nhiên. Đồng thời đây cũng là vùng đất tự nhiên, được thành lập với mục đích nhằm bảo vệ diễn thế tự nhiên nhất. Khu bảo tồn thiên nhiên sẽ phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

– Là vùng đất tự nhiên, nơi lưu trữ các tài nguyên thiên nhiên lớn, đặc biệt là chúng có giá trị đa dạng sinh học cao.

– Có các loài động động vật hoang dã quý hiếm hoặc là nơi có các loài thực vật đặc hữu.

– Là nơi có giá trị cao về nghiên cứu khoa học, giữ nguồn gen động thực, có thể mở cửa cho nghiên cứu nhưng không mở cửa cho việc du lịch hay các nhu cầu văn hóa khác.

– Có diện tích rừng đủ rộng để chứa một hay nhiều hệ sinh thái khác, có tỷ lệ bảo tồn cao > 70%.

Vườn quốc gia

Khu vực được hình thành với mục đích bảo vệ một hoặc nhiều hệ sinh thái, với giá trị sử dụng toàn diện cả về mặt bảo vệ thiên nhiên hay bảo tồn di tích văn hóa, phục vụ cho nghiên cứu khoa học, phục vụ tham quan, du lịch.

Vườn quốc gia cần phải đáp ứng các yêu cầu như:

– Là vùng đất tự nhiên chưa bị tác động nhiều của con người, hệ sinh thái cơ bản còn nguyên vẹn, là khu rừng có giá trị cao về văn hóa – du lịch.

– Diện tích vườn quốc gia phải đủ rộng để chứa một hay nhiều hệ sinh thái, không bị thay đổi trước các tác động xấu của con người.

– Có vị trí nằm ở khu vực nơi có giao thông thuận tiện

– Tỷ lệ phần diện tích hệ sinh thái cần phải bảo tồn phải từ 70% trở lên.

Khu rừng lịch sử – văn hóa – môi trường

Đây là khu vực có một hoặc nhiều cảnh quan mang đến giá trị lớn về văn hóa, lịch sử. Mục đích của khu rừng này là phục vụ hoạt động du lịch, văn hóa, nghiên cứu, gồm có:

– Là khu vực có di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng trong nước và thế giới.

– Là khu vực có danh thắng cảnh ở các khu vực ven biển, hải đảo, đất liền.

– Khu rừng dành để nghiên cứu, thực nghiệm khoa học

– Đây là nơi có một phần diện tích đất ngập nước, có vùng biển được xác lập để nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, đào tạo và phát triển công nghệ.

Rừng đặc dụng có vai trò gì?

Vai trò của rừng đặc dụng rất quan trọng trong việc bảo vệ nguồn gen, sự đa dạng của các sinh vật trong vườn quốc gia hay các khu bảo tồn thiên nhiên. Không những vậy, rừng đặc dụng còn giúp bảo vệ động thực vật để có thể tránh được tình trạng khai thác quá mức gây tuyệt chủng giống loài.

Vai trò của rừng đặc dụng như thế nào đối với mỗi quốc gia

Vai trò của rừng đặc dụng như thế nào đối với mỗi quốc gia

Rừng đặc dụng phải theo mẫu chuẩn quy định của hệ sinh thái, và phải đảm bảo được các yếu tố bắt buộc. Đất rừng đặc dụng sẽ giúp bảo vệ di tích lịch sử của mỗi đất nước, duy trì các danh lam thắng nổi tiếng. Không những thế loại rừng này còn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Cho đến hiện nay, rừng đặc dụng ngoài những vai trò trên còn được sử dụng để triển khai thành các khu thăm quan, nghỉ dưỡng,…

Các phân khu của rừng đặc dụng

Phân khu phục hồi sinh thái

Đây là khu vực được bảo vệ, quản lý rất chặt chẽ để rừng có thể tái sinh, hồi phục tự nhiên. Khu vực này nghiêm cấm các hành vi làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của rừng như:

– Cấm khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên thiên nhiên khác.

– Cấm khai thác, tận dụng, tận thu.

– Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học khi sử dụng phải được sự cho phép của ban quản lý rừng, phải trả tiền thuê hiện trường. Sau khi nghiên cứu xong phải gửi tiêu bản, kết quả và đề tài cho ban quản lý.

– Phải được sự cho phép của chính phủ nếu muốn sưu tầm mẫu vật liên quan đến động thực vật rừng quý hiếm. .

– Với dân cư sống trong vùng rừng đặc dụng, tự ổn định về chỗ ở, có thể di chuyển đi những nơi khác theo dự án nhưng cấm chuyển dân từ nơi khác đến ở.

– Với những khu vực đất ở, ruộng vườn của người dân nằm xen kẽ trong rừng đặc dụng sẽ không được tính vào phần diện tích rừng đặc dụng. Nhưng cần phải thể hiện điều này trên bản đồ, cắm mốc thực địa và do chính quyền địa phương quản lý.

Khu vực phục hồi sinh thái được bảo vệ rất nghiêm ngặt

Khu vực phục hồi sinh thái được bảo vệ rất nghiêm ngặt

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Khu vực này được khoanh vùng bảo vệ chặt chẽ, nghiêm ngặt với mục đích nhằm theo dõi tình hình tự nhiên, đảm bảo sự toàn vẹn. Do đó, nghiêm cấm mọi  theo dõi tình hình tự nhiên, đảm bảo sự toàn vẹn. Cơ quan này có nhiệm vụ nghiêm cấm mọi hành vi làm thay đổi cảnh quan của rừng, đó là:

– Không làm thay đổi các cảnh quan tự nhiên của khu vực này.

– Cấm làm ảnh hưởng, thay đổi đời sống tự nhiên của các loài động thực vật sống hoang dã.

– Cấm nuôi, thả và trồng các loài động thực vật ở nơi khác tới trong khu vực này.

– Cấm chăn thả gia súc, gây ô nhiễm môi trường.

– Cấm khai thác tài nguyên sinh vật, đảm bảo sự toàn vẹn

– Cấm mang các loại hóa chất độc hại vào rừng, đốt lửa ven rừng, trong rừng.

Phân khu hành chính và dịch vụ

Phân khu này được thành lập với mục đích để xây dựng:

– Các công trình, khu vực làm việc và sinh hoạt của ban quản lý

– Các cơ sở thí nghiệm khoa học, nghiên cứu.

– Xây dựng nơi giải trí, vui chơi cho du khách tới thăm

Phân khu vùng đệm

Trong khu vực này diện tích của rừng, đất, vùng có mặt nước nằm ở sát với ranh giới của rừng đặc dụng. Khu vực vùng đệm có nhiệm vụ làm giảm nhẹ hoặc ngăn chặn bớt đi sự xâm hại đối với rừng đặc dụng.

Quy định về sử dụng rừng đặc dụng như thế nào?

Việc khai thác, sử dụng các lâm sản trong khu vực rừng đặc dụng đều được thực hiện theo quy định trong điều 52 Luật Lâm nghiệp 2017.

Trong đó, những nơi được phép khai thác lâm sản, tận dụng củi, gỗ như: Khu rừng bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia. Còn khu vườn quốc gia, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu dự trữ thiên nhiên sẽ không được phép khai thác lâm sản.

Quy định và cách sử dụng của rừng đặc dụng được nhà nước quy định

Quy định và cách sử dụng của rừng đặc dụng được nhà nước quy định

Bên cạnh đó các khu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia sẽ được phép lấy mẫu động thực vật rừng, thu thập các loài động thực, nguồn gen để phục vụ cho quá trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý rừng đặc dụng

Quyền lợi của ban quản lý rừng đặc dụng

Ban quản lý rừng đặc dụng sẽ được hưởng các quyền lợi theo luật quy định tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp 2017 như:

– Được hưởng các chính sách đầu tư về bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng.

– Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng và trồng rừng sản xuất quy định.

– Được phép cho thuê, hợp tác, liên kết, kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Trừ những phân khu khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt.

– Được phép tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ, thực tập, hợp tác quốc tế, giảng dạy.

Nghĩa vụ của ban quản lý rừng đặc dụng

Ngoài quyền lợi thì nghĩa vụ của ban quản lý rừng đặc dụng sẽ tuân theo quy định tại Điều 74 Luật Lâm nghiệp 2017;

–  Phải lập và trình cơ quan nhà nước quá trình thực hiện phương án đã được phê duyệt;

Hỗ trợ dân cư vùng đệm có cuộc sống ổn định, phát triển hơn

Hỗ trợ dân cư vùng đệm có cuộc sống ổn định, phát triển hơn

– Hỗ trợ các dân cư, cộng đồng nằm trong vùng đệm có cuộc sống ổn định đời sống, phát triển kinh tế – xã hội.

– Có quyền khoán bảo vệ và phát triển rừng cho cá nhân, hộ gia đình, hay cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ.

Các hình phạt khi vi phạm rừng đặc dụng

Các hình thức xử phạt hành vi khai thác, chặt phá rừng đặc dụng được quy định như sau:

– Nếu khai thác lượng gỗ trái quy định 1,4m3 sẽ bị xử phạt từ 12- 20 triệu đồng.

– Nếu tham gia vận chuyển lâm sản trái phép với khối lượng là 1,4m3 thì mức xử phạt mức phạt hành chính từ 5- 10 triệu đồng.

– Tịch thu tang vật, tịch thu thêm phương tiện vận chuyển.

Trên đây là những thông tin về Rừng đặc dụng là gì? Vai trò và phân loại rừng đặc dụng đã được trình bày trong bài viết này. Rừng đặc dụng giữ vai trò quan trọng nên mỗi cá nhân, hay tổ chức hãy cùng nhau bảo vệ, và ngăn chặn các hành vi có ý định phá hủy hệ sinh thái; duy trì sự đa dạng sinh học,…