Kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng tháp giải nhiệt nước là những công việc quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua nếu muốn thiết bị luôn hoạt động ổn định, an toàn và có độ bền cao. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng biết rõ về thời điểm và tần suất thực hiện bảo trì tháp hạ nhiệt để đảm bảo không tốn nhiều công sức, chi phí mà vẫn thu được hiệu quả cao nhất.
Vì vậy, sau đây chúng tôi xin chia sẻ với quý khách một số thông tin cần biết về tần suất phù hợp khi muốn bảo dưỡng cho tháp hạ nhiệt nước. Hy vọng nhờ vậy quý khách có thể đưa ra lịch trình bảo trì thiết bị phù hợp nhất.
Tham khảo thêm 👉 Khi nào và tại sao phải bảo dưỡng tháp giải nhiệt?
Khi nào cần bảo dưỡng tháp giải nhiệt nước?
Nếu không hiểu rõ về lịch trình kiểm tra, bảo trì tháp giải nhiệt thì quý khách có thể quan sát thiết bị và thực hiện bảo dưỡng khi xuất hiện những dấu hiệu sau:
– Tháp bị bám bẩn nhiều, có nhiều cáu cặn ở đáy tháp.
– Tháp bị rung ồn, quạt tháp bị đảo hoặc phát ra tiếng kêu lạ trong quá trình vận hành.
– Bơm nước của tháp hạ nhiệt bị rò rỉ nước, phát ra tiếng kêu lạ hoặc thân bơm đột ngột bị nóng lên chỉ trong thời gian ngắn.
– Đầu chia nước trong tháp bị tắc nghẽn, chia nước không đều.
– Tấm giải nhiệt bị bám cáu cặn, nhiều linh kiện trong tháp bị ăn mòn.
– Lưu lượng nước tuần hoàn trong hệ thống tháp hạ nhiệt nước bị giảm.
Tần suất bảo dưỡng tháp giải nhiệt nước
Tuy nhiên, chúng ta không nên đợi tới khi tháp giải nhiệt công nghiệp gặp phải những sự cố trên đây mới thực hiện kiểm tra, bảo trì mà nên định kỳ bảo dưỡng cho thiết bị để tránh nguy cơ phát sinh những trục trặc không mong muốn. Tần suất vệ sinh, bảo dưỡng tháp phù hợp là:
– Sau 5 – 6 ngày vận hành liên tục, chúng ta cần kiểm tra cánh quạt của tháp giải nhiệt nước xem có hoạt động chính xác không, có tiếng kêu lạ không. Nếu cánh quạt bị lỏng cánh hoặc bi thì bạn có thể điều chỉnh lại bằng cách chỉnh tăng đơ và siết ổ bi.
– Sau 2 tuần làm việc, chúng ta nên kiểm tra mức nước trong hệ thống tuần hoàn nước của tháp hạ nhiệt Tashin, tháp giải nhiệt nước Liang Chi, thực hiện thay nước tuần hoàn cho phù hợp. Tốt nhất là bạn nên xử lý làm mềm nước đầu vào để ngăn chặn tình trạng cáu cặn, ăn mòn trong hệ thống đường ống và các linh kiện trong tháp giải nhiệt nước. Đồng thời, người dùng cần chú ý duy trì mực nước trong đế bồn nước lạnh, thực hiện châm nước thường xuyên để đảm bảo mực nước tuần hoàn luôn ổn định.
– Sau 1 tháng vận hành hoặc khi nước bị đục thì bạn cần đổi nước tuần hoàn trong hệ thống. Đồng thời, người dùng nên xịt rửa tấm giải nhiệt, đế bồn và vỏ tháp khỏi các loại cáu cặn bám dính.
– Sau một thời gian ngưng hoạt động, khi vận hành lại tháp giải nhiệt nước, người sử dụng cần kiểm tra điện trở, độ cách điện của motor, giúp phòng ngừa nguy cơ phát sinh những sự cố không mong muốn.
Trên đây là gợi ý về tần suất bảo dưỡng tháp giải nhiệt thông thường của các nhà máy hiện nay. Tuy nhiên, các đơn vị cũng có thể căn cứ vào các điều kiện thực tế của mình để đưa ra lịch trình bảo dưỡng thiết bị phù hợp nhất. Và nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được tư vấn, giải đáp kỹ hơn về vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ kịp thời, miễn phí.