Tháp giải nhiệt chiller là hệ thống làm mát nước được sử dụng cho các hệ thống làm lạnh nước trong sản xuất công nghiệp, trong các nhà máy điện hay hệ thống điều hòa không khí. Và để sử dụng và bảo quản tháp hạ nhiệt hiệu quả nhất, chúng ta cần hiểu rõ về cấu tạo của thiết bị này.
Tuy nhiên, thực tế sử dụng cho thấy không ít người dùng hiện nay đều chưa thực sự nắm được đặc điểm cấu tạo của tháp giải nhiệt nước để sử dụng và bảo quản thiết bị cho hiệu quả làm việc cao nhất. Vì vậy, hy vọng qua những nội dung dưới đây quý khách sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về thiết bị làm mát nước công nghiệp này.
Tham khảo thêm 👉 Các tiêu chí đánh giá tháp giải nhiệt nước
Tháp giải nhiệt chiller là gì?
Tháp giải nhiệt là thiết bị được sử dụng để chuyển nhiệt lượng của nước ra ngoài khí quyển dựa vào sự bay hơi của nước vào không khí. Thiết bị này chính là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống máy làm lạnh nước water chiller. Tháp giải nhiệt chiller hiện đang được ứng dụng trong các ngành như điện lạnh, ngành nhựa, điều hòa không khí, làm lạnh bê tông trong xây dựng,…
Tháp giải nhiệt cooling tower thường có hình dạng tháp tròn và tháp vuông. Các model tháp tròn thường có công suất không lớn, sở hữu thiết kế gọn gàng, tiết kiệm diện tích lắp đặt. Còn các model tháp hạ nhiệt dạng vuông thường có công suất khá lớn, có thể kết nối với nhau tạo thành một tổ hợp, vừa tiết kiệm không gian lại cho hiệu quả giải nhiệt cao, đáp ứng tốt nhu cầu làm mát nước cho các nhà xưởng, doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn.
Cấu tạo của tháp giải nhiệt chiller
Nhìn chung, các model tháp hạ nhiệt Liang Chi hay tháp giải nhiệt nước Tashin đều có cấu tạo gồm các bộ phận chính sau:
Vỏ bồn và đế bồn: thường được làm từ vật liệu FRP hoặc thép xi mạ với ưu điểm là nhẹ, chắc chắn, chống gỉ và chống ăn mòn tốt. Đế bồn của tháp hạ nhiệt có hình dạng giống với một chiếc thùng, ở đáy có ống xả để thoát sạch bụi bẩn ra khỏi đáy tháp sau một thời gian đưa vào hoạt động.
Tấm giải nhiệt: còn được gọi là lõi lọc nước tản nhiệt PVC hay tấm tản nhiệt, thường được làm từ nhựa PVC, có dạng lượn sóng, hình quả trám và được xếp lớp giống như tổ ong. Phụ kiện tháp giải nhiệt này có chức năng dàn đều nước trên bề mặt, giúp không khí đưa vào có thể phân tán nhiệt độ của nước, cho hiệu quả trao đổi nhiệt tốt hơn. Còn với những model tháp hạ nhiệt có kích thước lớn thì có thể sử dụng tấm giải nhiệt làm bằng gỗ để tiết kiệm chi phí.
Đầu phun: có thể làm từ hợp kim nhôm hoặc nhựa ABS với ưu điểm là rất nhẹ, có độ bền cao, chịu được tác động tiêu cực của thời tiết và nhiệt độ nước cao. Bộ phận này có thiết kế bao gồm một số ống phân phối nước và đầu quay, thường được lắp trên đỉnh tháp giải nhiệt chiller và quay theo chiều kim đồng hồ. Khi tháp hạ nhiệt làm việc, nước nóng sẽ đưa vào các ống phân phối nước rồi xả ra từ lỗ phun, từ đó thực hiện trao đổi nhiệt với không khí để được làm mát.
Quạt tháp: với những model tháp giải nhiệt có công suất lạnh từ 5 – 30RT thì sẽ sử dụng cánh quạt bằng vật liệu nhựa tổng hợp nhẹ, dễ vận chuyển, dễ dàng lắp ráp và hoạt động bền bỉ, hiệu quả. Còn đối với tháp hạ nhiệt có công suất lạnh trên 40RT thì thường sử dụng cánh quạt bằng hợp kim nhôm không gỉ, không bị ăn mòn cùng thời gian, cho lưu lượng gió ổn định với tiếng ồn thấp khi vận hành.
Motor: có công suất đa dạng, tương ứng với công suất lạnh của tháp giải nhiệt cooling tower. Motor của tháp hạ nhiệt được thiết kế đặc biệt có khả năng chống thấm nước, kết cấu đơn giản, sử dụng dây curoa chữ V, vận hành êm ái, dễ bảo dưỡng và có chi phí bảo trì khá thấp.
Với những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng quý khách đã hiểu hơn về cấu tạo của tháp giải nhiệt chiller để sử dụng và bảo quản thiết bị đúng cách. Và nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được tư vấn, giải đáp kỹ hơn về vấn đề này, quý khách đừng ngần ngại liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ kịp thời, miễn phí.