Tháp hạ nhiệt là một thiết bị lấy hơi liên tục nên các thành phần, tạp chất trong nước tuần hoàn của hệ thống sẽ được cô đặc. Nếu các chỉ tiêu trong nguồn nước cấp cho tháp không được kiểm soát chặt chẽ thì sẽ là nguyên nhân hình thành cáu cặn, đặc biệt là các ion gây độ cứng như Ca2+, Mg2+,… Vì vậy, để hạn chế cáu cặn tháp giải nhiệt thì chúng ta cần phải xử lý nguồn nước cấp, kết hợp với việc sử dụng hóa chất bảo trì và thực hiện xả đáy hợp lý.
Vậy chúng ta cần xả đáy như thế nào, với tần suất và lượng nước bao nhiêu để đảm bảo kiểm soát được cáu cặn trong hệ thống tháp làm mát nước? Một số thông tin chia sẻ ngay sau đây hy vọng sẽ giúp quý khách có thể tìm được đáp án phù hợp cho băn khoăn của mình.
Tham khảo thêm 👉 Xử trí khi tháp hạ nhiệt bị cáu cặn và cách phòng tránh
Tầm quan trọng của việc xả đáy đối với hiệu quả hạn chế cáu cặn tháp giải nhiệt
Khi tháp hạ nhiệt công nghiệp đã sử dụng hóa chất bảo trì nhưng vẫn có hiện tượng đóng cáu cặn thì thường do các nguyên nhân như: nguồn nước cấp chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn; sử dụng hóa chất chống cáu cặn không phù hợp; không xả đáy hoặc xả đáy chưa hợp lý. Theo đó, để xả đáy phù hợp thì chúng ta cần lấy mẫu nước, thực hiện kiểm tra định kỳ để đánh giá chất lượng nước tháp giải nhiệt và dự đoán xu hướng cáu cặn, ăn mòn diễn ra trong hệ thống.
Tuy nhiên, xả đáy quá nhiều sẽ làm lãng phí nước và tăng lượng hóa chất sử dụng, còn xả đáy quá ít lại có thể không loại bỏ được lượng tạp chất cần thiết. Do đó, chúng ta cần phải tính toán lượng nước xả đáy cho phù hợp. Chất lượng nước đầu vào sẽ là yếu tố quan trọng để xác định mức độ tích tụ cáu cặn trên bề mặt trao đổi nhiệt. Độ cứng và độ kiềm trong nước đầu vào càng lớn thì khả năng tích tụ cáu cặn càng cao. Để kiểm soát được chất lượng nước sau khi xả đáy tháp giải nhiệt công nghiệp luôn nằm trong giới hạn kiểm soát và có tần suất xả đáy hợp lý, bạn nên sử dụng các thiết bị kiểm tra nhanh đối với 2 chỉ tiêu là độ pH và tổng chất rắn hòa tan. Mục đích của việc này để kiểm soát 2 chỉ tiêu trên luôn nằm trong giới hạn kiểm soát đối với nước giải nhiệt để tháp hạ nhiệt nước hoạt động hiệu quả và an toàn.
Tần suất và lượng xả đáy như thế nào để hạn chế cáu cặn tháp giải nhiệt?
Xác định chu kỳ cô cạn: là tỷ lệ giữa nồng độ các chất hòa tan trong nước tuần hoàn và các chất tương tự ở nước cấp. Con số này sẽ giúp chúng ta thiết lập được tỷ lệ xả đáy tối thiểu cần phải đạt được. Tỷ lệ cô cạn được xác định theo công thức: C = [E / (B + D)] + 1; trong đó: E là tỉ lệ bay hơi, B là lượng nước xả đáy, D là lượng nước rò rỉ. Vì tỷ lệ rò rỉ nước là không đáng kể nên chúng ta có thể kết luận là: miễn là lượng nước xả đáy tỷ lệ thuận với lượng nước vào hệ thống thì tỷ lệ cô cạn sẽ không đổi bất kể có sự thay đổi của thành phần hóa học nước đầu vào.
Xả đáy: vì tình trạng bay hơi sẽ làm thất thoát nước trong hệ thống tháp giải nhiệt cooling tower, dẫn tới nồng độ các tạp chất cao hơn, hình thành cáu cặn và ăn mòn hệ thống nên chúng ta cần phải kiểm soát tạp chất bằng cách loại bỏ bớt nước ra khỏi hệ thống và thay thế bằng nguồn nước mới. Đó chính là phương pháp xả đáy để hạn chế cáu cặn tháp giải nhiệt. Để kiểm soát tổng lượng chất rắn hòa tan, khối lượng nước xả đáy sẽ được tính theo công thức:
Trong đó, B là tỷ lệ xả đáy (L/s), E là tỷ lệ bay hơi theo thiết kế (L/s), C là tỷ lệ cô cạn và D – tỷ lệ tổn thất rò rỉ theo thiết kế (L/s). Theo công thức này, sẽ không có tỷ lệ xả đáy là 1 vì làm như vậy là đòi hỏi một lượng nước vô hạn. Theo quy luật chung thì chu kỳ cô cạn tối thiểu cần được duy trì ở mức 5 – 6 cho tháp giải nhiệt nước ngọt và mức 2 hoặc thấp hơn cho tháp giải nhiệt nước biển.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp quý khách xác định được tần suất, tỷ lệ xả đáy phù hợp để hạn chế cáu cặn tháp giải nhiệt. Và nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được tư vấn, giải đáp kỹ hơn về vấn đề này, quý khách đừng ngần ngại liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ kịp thời, miễn phí.