Trong nhiều giải pháp xử lý nước tháp giải nhiệt hiện nay, sử dụng đèn cực tím chiếu tia UV là một phương pháp được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, phần lớn người dùng hiện nay đều không hiểu rõ về việc hiệu quả khử trùng cao hay thấp của đèn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới khả năng khử trùng tháp hạ nhiệt của đèn cực tím UV? Sau đây là một số thông tin xoay quanh vấn đề này, hy vọng sẽ cho quý khách một câu trả lời thuyết phục nhất.
Có thể bạn quan tâm:
👉 Phương pháp sử dụng đèn cực tím UV khử trùng tháp giải nhiệt nước
Tác dụng khử trùng nước tháp giải nhiệt của đèn cực tím
Tia cực tím còn được gọi là tia tử ngoại, tia UV,… là sóng điện từ có bước sóng ngắn, có tác dụng diệt khuẩn (tia UVC với bước sóng ngắn hơn 280nm). Đèn cực tím là loại đèn sử dụng khí thủy ngân ở áp suất thấp, bóng đèn làm bằng thủy tinh đặc biệt hoặc thạch anh. Ở hai đầu bóng đèn có một cặp điện cực oxy hóa bằng sợi wolfram, tráng muối bari. Trong bóng đèn là khí thủy ngân và argon ở áp suất thấp. Khi đèn cực tím khởi động, điện cực sẽ phóng điện từ vào khí thủy ngân, sau đó phóng ra lượng lớn tia cực tím có bước sóng dưới 280nm, có khả năng diệt khuẩn hiệu quả.
Đèn cực tím có tác dụng diệt khuẩn cho nước tháp giải nhiệt công nghiệp
Đèn cực tím được sử dụng trong tháp giải nhiệt nước có tác dụng rất mạnh lên Nucleo Protein của vi khuẩn, có thể làm biến dạng hoặc giết chết vi khuẩn. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại một nhược điểm là tác dụng diệt khuẩn không bền, chỉ áp dụng được với nước trong, ít vẩn đục. Đồng thời, hiệu lực diệt khuẩn của tia cực tím cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Yếu tố tác động tới hiệu quả xử lý nước tháp giải nhiệt của đèn cực tím
Thời gian sử dụng đèn cực tím đạt khoảng 2000-3000 giờ làm việc. Nguyên nhân đèn hỏng chủ yếu là: đến hạn sử dụng, chất điện cực bốc hơi, bám lên thành bóng làm tia cực tím không xuyên thấu qua được hoặc tia cực tím chiếu vào bóng, làm thay đổi tính chất của thủy tinh,…
Hiệu quả tiệt trùng của đèn cực tím UV phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Kích thước và loại vi sinh vật: dù nhiều nguồn tin cho biết tia cực tím – bức xạ UV có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, tảo và động vật nguyên sinh nhưng thực tế sử dụng cho thấy với các sinh vật lớn thì tia tử ngoại cần liều chiếu cao hơn so với các sinh vật nhỏ. Bên cạnh đó, khả năng xử lý nước tháp giải nhiệt cooling tower của đèn cũng phụ thuộc vào từng loại vi sinh vật bởi một số vi khuẩn có khả năng chống tia UV tốt hơn những loại khác.
Sức mạnh của đèn chiếu tia UV: lượng ánh sáng mà tia cực tím phát ra sẽ thể hiện được công suất của bóng đèn. Theo đó, bóng đèn có công suất cao sẽ tạo nhiều ánh sáng tia cực tím hơn nên đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả khử trùng của đèn chiếu.
Các vật chất có trong nước: sự tồn tại của các hạt lơ lửng, hàm lượng sắt, mangan, canxi, magie, chất hòa tan hữu cơ và vô cơ,… đều ảnh hưởng tới hiệu quả tiệt trùng của đèn cực tím.
Nhiệt độ nước: đèn chiếu tia UV đạt hiệu quả tốt nhất khi nước trong hệ thống tuần hoàn của tháp giải nhiệt Tashin, tháp giải nhiệt Liang Chi,… có nhiệt độ khoảng 20 – 40°C.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp quý khách hiểu rõ hơn về những yếu tố tác động tới khả năng xử lý nước tháp giải nhiệt bằng đèn cực tím để từ đó có biện pháp điều chỉnh thích hợp, giúp tháp làm mát nước luôn hoạt động tốt, bền bỉ cùng thời gian. Và nếu có câu hỏi cần được giải đáp kỹ hơn về vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ miễn phí, kịp thời.