Quy trình làm sạch tháp giải nhiệt bằng hóa chất

Một trong những vấn đề lớn nhất mà người dùng gặp phải sau quá trình sử dụng tháp giải nhiệt là cáu cặn và rong rêu trong hệ thống tháp. Và khi đó, sử dụng hóa chất là phương pháp tối ưu nhất để làm sạch tháp giải nhiệt. 

Tuy nhiên, công việc làm sạch tháp giải nhiệt cũng đòi hỏi người dùng phải làm theo đúng quy trình để đảm bảo cáu cặn, rong rêu được làm sạch hiệu quả, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Liên quan

Bốn phương pháp phổ biến làm mềm nước cứng cho tháp giải nhiệt

Xử lý nước đầu vào kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt

Bước 1: tính dung tích chứa nước và hóa chất cần có

Dung tích chứa nước = tổng lượng nước trước khi tuần hoàn – lượng nước còn lại trong tháp hạ nhiệt khi đang tuần hoàn qua thiết bị.

Thông thường, dung tích chứa nước của thiết bị sẽ được xác định qua tài liệu kỹ thuật hoặc được tính sơ bộ từ trước nhằm dự trù lượng hóa chất cần sử dụng để làm sạch tháp làm mát nước. Người dùng lưu ý là lượng nước còn trong hệ thống khi đang tuần hoàn chỉ cần ở mức tối thiểu để tiết kiệm tối đa lượng hóa chất tẩy rửa cần pha.

Sau đó, pha hóa chất tẩy rửa theo tỷ lệ 10 – 50%. Tỷ lệ pha hóa chất sẽ được tính trên dung tích chứa nước của thiết bị theo cách tính nêu trên.

Sử dụng hóa chất tẩy rửa giúp làm sạch tối ưu tháp giải nhiệt

Sử dụng hóa chất tẩy rửa giúp làm sạch tối ưu tháp giải nhiệt

Bước 2: Khóa van

Cho tháp giải nhiệt ngừng hoạt động, sau đó xả hết nước trong tháp ra và khóa tất cả các van cấp nước vào trong tháp. Tiếp đến, khóa tất cả các vạn lại – đặc biệt là van xả đáy. Bước làm này giúp quá trình tẩy rửa tháp không bị gián đoạn cũng như kém hiệu quả do nước tràn vào.

Bước 3: Tuần hoàn hóa chất qua tháp giải nhiệt

Ngâm hóa chất tẩy rửa từ 8 – 24h, tùy thuộc vào độ dày cáu cặn của tháp. Tiếp đó, cho hóa chất chạy tuần hoàn trong tháp. Thời gian tuần hoàn của hóa chất xử lý nước sẽ phụ thuộc vào mức độ cáu cặn có trong tháp giải nhiệt Tashin TSC 100RT. Thông thường, thời gian tuần hoàn là từ 3 – 6 tiếng để đảm bảo tẩy trừ sạch sẽ mọi loại chất bẩn có trong thiết bị. Đồng thời, nếu trong quá trình tuần hoàn hóa chất, bạn thấy nước trở nên quá bẩn thì có thể thay toàn bộ dung dịch bằng một lượng chất tẩy rửa mới rồi pha theo tỷ lệ đã nêu ở trên. Sau đó lập lại bước tuần hoàn trên, hầu hết lớp cáu cặn bám dính trong tháp hạ nhiệt sẽ bị dung dịch tẩy rửa hòa tan hoàn toàn.

Bước 4: Mở van

Sau thời gian cần thiết, người dùng dừng quá trình tuần hoàn, xả bỏ hết dung dịch tẩy rửa tháp giải nhiệt ra khỏi thiết bị, cho nước vào xúc rửa. Lưu ý là các hóa chất này trước khi thải ra môi trường nếu chỉ số pH của nước dưới 6,5 thì bạn cần phải trung hòa. Bơm tuần hoàn dung dịch trung hòa qua thiết bị cần tẩy rửa với thời gian khoảng 30 – 60 phút để bảo vệ bề mặt kim loại khỏi bị ăn mòn

Bên cạnh đó, người dùng nên loại bỏ sạch cáu cặn và chất nhờn trong các linh kiện tháp giải nhiệt khác để đảm bảo hiệu quả làm việc tối ưu của thiết bị. Đồng thời, cần chú ý là cần thường xuyên mở van xả đáy của thiết bị trong vòng 7 ngày sau khi xả đáy nhằm đẩy toàn bộ chất cáu cặn ra bên ngoài.

Trên đây là quy trình tẩy rửa cáu cặn và rong rêu trong hệ thống tháp giải nhiệt. Để được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này hay bất cứ vấn đề nào khác, quý khách có thể liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để được hỗ trợ kịp thời, miễn phí.