Trong hoạt động công nghiệp, độ cáu cặn nhiều hay ít có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả làm việc của các loại máy móc. Tuy nhiên, yếu tố nào ảnh hưởng tới độ cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước thì không phải ai cũng biết.
Bốn yếu tố đó là: Độ dẫn điện và tổng chất hòa tan, độ pH của nước, chỉ số bão hòa và độ cứng của nước. Dưới đây là thông tin chi tiết.
Có thể bạn quan tâm
Một số loại hóa chất ức chế cáu cặn tháp giải nhiệt phổ biến hiện nay
Kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt bằng phương pháp lọc
Độ dẫn điện và tổng chất rắn hòa tan
Thước đo khả năng dẫn điện của nước chính là độ dẫn điện và nó có mối liên hệ chặt chẽ với lượng chất rắn hòa tan có trong nước. Độ dẫn điện của nước còn là giá trị kiểm soát tình trạng cáu cặn khi mối quan hệ giữa độ dẫn diện và tổng chất rắn hòa tan đã được xác định. Trên thực tế, sự tồn tại của các chất rắn hòa tan trong nước không liên quan tới khả năng làm mát của tháp giải nhiệt. Tuy nhiên, nhiều hợp chất trong các chất rắn hòa lại có khả năng kết hợp, phản ứng với nhau, tạo thành kết tủa khoáng không tan, tạo ra cáu cặn cho tháp giải nhiệt.
Độ pH của nước
Chỉ số pH: là thước do tính axit hay bazơ của nước với thang đo từ 0-14. Nếu nước có pH = 7 là trung tính, pH < 7 là môi trường mang tính axit, pH > 7 là môi trường mang tính kiềm (bazơ). Nếu nước trong tháp giải nhiệt LiangChi có độ độ pH thuộc môi trường kiềm (bazơ) thì khả năng đóng cặn sẽ tăng.
Chỉ số bão hòa
Chỉ số bão hòa của nước (hay còn gọi là chỉ số Langelier Saturation) chính là thước đo cho sự ổn định của nước liên quan tới khả năng hình thành cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt. Khi chỉ số Langelier Saturation dương thì nước sẽ có xu hướng hình thành cáu cặn. Cáu cặn trong tháp giải nhiệt càng nhiều, khả năng truyền nhiệt và áp lực nước của thiết bị càng thấp, từ đó gây ra hao tổn chi phí càng nhiều. Các doanh nghiệp thường duy trì chỉ số Langelier Saturation từ 0 – 1,0 vì đây được coi là chỉ số ổn định.
Độ cứng của nước
Để biết độ cứng của nước là bao nhiêu, người ta xác định lượng canxi và magie hòa tan trong hệ thống tháp hạ nhiệt. Độ cứng cũng được chia thành 2 loại là độ cứng cacbonat (độ cứng tạm thời) và độ cứng phi-cacbonat (độ cứng vĩnh viễn). Độ cứng tạm thời là phổ biến nhất trong các nguồn nước đầu vào tháp hạ nhiệt và nó chịu trách nhiệm cho tình trạng lắng đọng của cáu cặn cacbonat canxi trên thân tháp hay hệ thống đường ống. Về mặt lý thuyết, bất kỳ ion kim loại hóa trị hai nào như sắt, mangan đều có thể tạo nên độ cứng, nhưng canxi và magie là 2 thành phần thường gặp nhất.
Hi vọng bài viết về những yếu tố ảnh hưởng tới độ cáu cặn trong tháp giải nhiệt đã giúp được quý vị đưa ra được những giải pháp giải quyết vấn đề của mình. Mọi câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp kỹ hơn về vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ kịp thời, miễn phí.