Một số loại hóa chất ức chế cáu cặn tháp giải nhiệt phổ biến hiện nay

Để đảm bảo tháp hạ nhiệt có thể làm việc tốt, người dùng cần chú ý giữ cho hệ thống tháp luôn sạch sẽ, tránh tình trạng rêu tảo, vi sinh vật phát triển hoặc bám cặn, ăn mòn. Trong số các giải pháp được đưa ra, lựa chọn hóa chất ức chế cáu cặn tháp giải nhiệt đang được ưu tiên áp dụng hiện nay.

Tuy nhiên, không phải loại hóa chất nào cũng được sử dụng để ngăn chặn tình trạng bám cặn của tháp hạ nhiệt nước. Vì vậy, quý khách nên tham khảo những thông tin được chia sẻ ngay sau đây để biết những chất tẩy rửa nào được ưu tiên sử dụng nhằm đảm bảo hệ thống tuần hoàn của tháp làm mát nước luôn sạch sẽ, hoạt động ổn định, bền bỉ cùng thời gian.

Có thể bạn quan tâm:

👉 Xử lý nước tháp giải nhiệt bằng phương pháp điện hóa là gì?

👉 Kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt bằng phương pháp lọc

Lựa chọn sử dụng hóa chất ức chế cáu cặn tháp giải nhiệt như thế nào?

Với những ảnh hưởng nghiêm trọng từ tình trạng tắc nghẽn đường ống, hệ thống tuần hoàn trong tháp hạ nhiệt nước, vấn đề cáu cặn cần phải được xử lý một cách tối ưu để nâng cao hiệu quả làm mát của thiết bị. Trong số nhiều nhóm giải pháp cụ thể được đưa ra, việc lựa chọn hóa chất ức chế cáu cặn đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì cách làm đơn giản và hiệu quả thu được rất khả quan.

hóa chất ức chế cáu cặn tháp giải nhiệt

Sử dụng hóa chất ức chế cáu cặn tháp hạ nhiệt sẽ giúp thiết bị có hiệu quả làm việc cao 

Sau đây là danh sách các hệ, họ hóa chất có thể được sử dụng để giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn cáu cặn trong hệ thống tháp làm mát nước. Tên cụ thể của từng sản phẩm hóa chất cũng như hình thức của chúng và các cách kết hợp những chất ức chế cáu cặn này sẽ phụ thuộc vào nhà sản xuất. Trên thực tế, khi muốn sử dụng hóa chất ức chế cáu cặn tháp giải nhiệt nước, người dùng cần tham khảo ý kiến của các nhà cung cấp để điều chỉnh liều lượng theo điều kiện thực tế của nguồn nước đầu vào, đồng thời thiết lập các quy trình lưu trữ, xử lý hóa chất an toàn nhất.

Các loại hóa chất ngăn chặn bám cặn thường được sử dụng

Polyme: có khả năng phân tán bùn và làm sai lệch cấu trúc tinh thể kết tủa của canxi nên loại hóa chất này giúp ngăn chặn tình trạng bám cặn do các sản phẩm ăn mòn. Đây là hóa chất chống cáu chặn thường được sử dụng vì có chi phí tiết kiệm cho các hệ thống tháp hạ nhiệt có hàm lượng kết tủa canxi từ 5 – 15mg/l.

Chelants (EDTA, NTA): có khả năng kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt cooling tower bằng cách hình thành các phức hợp hòa tan với canxi và magie trong nước tuần hoàn.

Co-polymers: thường kết hợp hai nhóm hoạt động, ví dụ như một sulfonate và acrylate nhằm đảm bảo hiệu suất chống cáu cặn vượt trội hơn so với một nhóm hợp chất duy nhất. Loại hóa chất ức chế cáu cặn tháp giải nhiệt này phù hợp sử dụng cho cấp độ canxi kết tủa 5 – 20mg/l nhưng lại có một nhược điểm là chi phí khá cao.

Ter-polymers: là dạng hóa chất kết hợp 3 nhóm hoạt động để cho hiệu quả chống bám cặn tốt hơn dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nhóm hóa chất này sử dụng cho cấp độ kết tủa từ 5 – 20mg/l nhưng khá tốn kém cho người sử dụng.

Polyphosphat: giúp kiểm soát cáu cặn canxi trong tháp giải nhiệt nước Tashin, tháp giải nhiệt Liang Chi ở điều kiện thấp. Tuy nhiên, có một vấn đề là loại hóa chất này cần được kiểm soát, sử dụng một cách cẩn thận để tránh dẫn đến kết tủa canxi phốt phát

Tannin, tinh bột, đường và các dẫn xuất lignin: giúp ức chế tình trạng kết tủa trong nguồn nước cấp bằng cách bao phủ các tinh thể cáu cặn một lớp phủ giống như bùn, ngăn chặn nguy cơ đóng cặn trên bề mặt bộ trao đổi nhiệt.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp quý khách hiểu hơn về các loại hóa chất ức chế cáu cặn tháp hạ nhiệt hiện nay. Và nếu có câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp kỹ hơn về vấn đề xử lý nước cho tháp làm mát, quý khách có thể liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ miễn phí, kịp thời.