Khi sử dụng tháp giải nhiệt, cáu cặn là một trong những vấn đề khiến người tiêu dùng quan tâm xử lý. Một trong những phương pháp thường được dùng để kiểm soát cáu cặn là xử lý nước bằng phương pháp vật lý: lọc, cạo gỉ.
Đây là phương pháp bổ sung hạn chế nồng độ của chất gây ô nhiễm cho nước là thông qua các thiết bị lọc. Vậy các thiết bị lọc nào dùng để kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra điều đó.
Liên quan
Xử lý nước đầu vào kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt
Kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt bằng phương pháp lọc
Phương pháp lọc, cạo gỉ là gì?
Lọc là phương pháp cơ học cơ bản giúp loại bỏ chất lơ lửng như bùn, phù sa và vi sinh vật từ nước bằng cách thu thập các chất rắn trên một vật liệu xốp. Có hai phương pháp lọc:
Lọc trực tiếp: là cho nước trong hệ thống tuần hoàn đi qua một bộ lọc để loại bỏ các tạp chất và chất rắn lơ lửng.
Lọc gián tiếp: là đặt một bộ lọc trong một dòng nước trích để một phần nước tuần hoàn được lọc.
Các thiết bị lọc
Các thiết bị lọc sử dụng phổ biến trong hệ thống tháp giải nhiệt hiện nay là:
Stainer: là một bình kín với một lớp sàng lọc để loại bỏ và giữ lại các hạt có kích thước xuống đến 25μm trong nước. Chính vì lẽ đó, nó chỉ được sử dụng như lọc sơ cấp để loại bỏ các hạt lớn trong hệ thống. Khi sử dụng thiết bị này, người dùng cần kiểm tra thường xuyên và làm sạch để bộ lọc hoạt động tốt nhất.
Bộ lọc cát: là bộ lọc thông dụng nhất. Mức độ loại bỏ các chất rắn trong bộ lọc cát phụ thuộc vào sự kết hợp và cấp độ giữa các vật chất được sử dụng trong bộ lọc.
- Bộ lọc cát thông thường có thể loại bỏ các chất lơ lửng xuống 10μm.
- Bộ lọc cát mịn đặc biệt được thiết kế để loại bỏ các hạt lơ lửng xuống dưới 1μm.
- Bộ lọc nhiều lớp với mỗi lớp kích thước khác nhau cũng có thể được sử dụng cho nước có hàm lượng chất rắn lơ lửng thấp.
Lưu ý: khi bộ lọc đã giữ lại một lượng các chất rắn đủ để làm áp suất giảm đáng kể, nó phải được rửa ngược bằng tay hoặc tự động bằng cách đảo ngược hướng dòng chảy. Nếu không, các chất rắn sẽ bám vào các linh kiện tháp giải nhiệt, làm mất hiệu quả của việc lọc.
Lọc tách ly tâm – trọng lực: Nước được rút ra thông qua các khe tiếp tuyến và được gia tốc vào buồng tách. Lực ly tâm làm tung các hạt nặng hơn nước vào chu vi thành của buồng tách. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào khối lượng của các hạt rắn.
Bộ lọc túi – Túi lọc: được đặt trong buồng khép kín với một đầu vào và một đầu ra, bao gồm một túi lưới hoặc bùi nhùi đặt trong một rổ bằng kim loại đục lỗ có thể tháo rời. Nguyên liệu làm túi lọc rất phong phú (vải, nylon, polyester và polypropylene) với các kích thước lỗ từ 0.01mm đến 0.85mm. Túi lọc có thể được tái sử dụng, vì vậy để đảm bảo hiệu quả lọc, việc thay thế định kỳ bộ lọc là rất cần thiết.
Bộ lọc Cartridge: có thể được sử dụng như bộ lọc cuối cùng để loại bỏ gần như tất cả các hạt lơ lửng từ khoảng 100μm xuống đến 1μm hoặc ít hơn. Bộ lọc cartridge thường dùng một lần, và sẽ được thay thế nếu cần thiết. Tùy thuộc vào nồng độ của các chất rắn lơ lửng, kích thước của các hạt nhỏ nhất phải được loại bỏ và hiệu quả loại bỏ bộ lọc được chọn mà người dùng có kế hoạch thay bộ lọc cartridge vào thời điểm thích hợp.
Trên đây là những các thiết bị lọc phổ biến dùng để kiểm soát cáu cặn cho tháp giải nhiệt hiện nay. Mọi câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp kỹ hơn về các phương pháp này, quý khách có thể liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ kịp thời, miễn phí.