Câu ghép là gì? Câu ghép có tác dụng gì trong câu? Ví dụ

Câu ghép là gì? Trong chương trình học chúng ta đã từng được học câu ghép lớp 5, lên đến trung học cơ sở lại được học câu ghép lớp 8. Bạn đang muốn tìm hiểu về câu ghép trong tiếng Việt nhưng vẫn còn đang lúng túng không biết sử dụng ra sao. Hãy cùng thapgiainhiettashin.com.vn tìm hiểu tất cả những vấn đề liên quan đến câu ghép dưới đây nhé.

Câu ghép là gì?

Trong phần tìm hiểu câu ghép là gì chúng tôi sẽ chia sẻ về câu ghép trong tiếng Việt và tiếng Anh để bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa câu ghép này.

câu ghép là gì

Câu ghép nghĩa là gì? Định nghĩa câu ghép lớp 5, lớp 8

>>> Bài viết tham khảo: Phép nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa? Ví dụ

Câu ghép là gì trong tiếng Việt

Trong chương trình tiểu học chúng ta đã được học câu ghép lớp 5 với những cách đặt câu và phân tích đơn giản. Theo định nghĩa câu ghép ngữ văn 8 nói rằng: câu ghép là câu gồm 2 vế trở lên ghép với nhau. Mỗi câu ghép sẽ có cấu trúc đặc điểm: 

– Câu đơn gồm một cụm chủ vị đầy đủ

– Mỗi cụm chủ vị này sẽ không chứa nhau

– Các vế của câu ghép được nối với nhau bằng nhiều cách khác nhau (từ nối, quan hệ từ, dấu phẩy, cặp từ hô ứng để tạo sự liên kết giữa các vế trong câu)

Ví dụ: Mẹ đi làm và anh tôi đi học.

Trong ví dụ trên câu được ghép từ 2 vế “Mẹ đi làm” – vế thứ nhất và “anh tôi đi học” là vế thứ 2. Mỗi vế đều có chủ ngữ, vị ngữ đầy đủ và câu ghép này sử dụng quan hệ từ “và”.

Câu ghép là gì trong tiếng Anh ?

Trong tiếng Anh câu ghép (compound sentence) là câu được tạo bởi 2 hay nhiều mệnh đề độc lập. Các mệnh đề này cũng như câu ghép trong tiếng Việt được nối với nhau bởi các trạng từ, dấu chấm phẩy hoặc liên từ (and, or, so, but…). Mỗi mệnh đề trong câu đề quan trọng ngang nhau và khi đứng riêng chúng ta vẫn có thể hiểu được nghĩa của câu đó.

câu ghép là gì

Câu ghép trong tiếng Anh là gì? Có khác với câu ghép tiếng Việt không?

Phân loại câu ghép

Trong phần phân loại này chúng tôi sẽ chia sẻ về câu ghép trong tiếng Việt được chia làm các loại: câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ và câu ghép hỗn hợp.

Câu ghép đẳng lập trong tiếng Việt

Câu ghép đẳng lập là loại câu ghép có 2 vế câu và 2 vế này sẽ có quan hệ ngang bằng, không phụ thuộc vào nhau. Trong câu ghép đẳng lập các câu được liên kết với nhau bằng quan hệ từ đẳng lập. Vì vậy mối quan hệ giữa các câu trong câu ghép này không chặt chẽ, khá lỏng lẻo. Mối quan hệ trong câu ghép đẳng lập có thể là quan hệ liệt kê, quan hệ tương phản, lựa chọn, hay tương đồng. Hiện nay câu ghép đẳng lập có các loại như:

* Câu ghép đẳng lập biểu hiện mối quan hệ liệt kê

Trong câu ghép đẳng lập có quan hệ liệt kê một số câu sẽ biểu thị các sự vật, hiện tượng, quá trình, hay tính chất cùng loại với nhau. Thường các vế sẽ được liên kết với nhau bằng quan hệ từ “và” thể hiện sự liên hợp. 

Ví dụ minh họa: Xuân qua, hè tới, thu sang.

* Câu ghép đẳng lập thể hiện quan hệ lựa chọn

Câu ghép đẳng lập thể hiện mối quan hệ thông qua biểu thị lựa chọn thường được nối với nhau bằng các từ nối “hay, hoặc”. Mỗi vế trong câu sẽ biểu thị một sự việc riêng biệt nào đó, và khả năng được nói tớ sẽ có ít nhất một khả năng được thực hiện

Ví dụ: Bạn đi bơi cùng tôi hoặc tôi sẽ chạy bộ với cô ấy.

* Câu ghép đẳng lập biểu hiện quan hệ tiếp nối

Các câu trong câu ghép đẳng lập thể hiện quan hệ tiếp nối thường là những sự việc tiếp nối nhau theo một trật tự. Các câu trong phần này được liên kết bằng quan hệ từ mang theo ý nghĩa liệt kê, chủ yếu sử dụng quan hệ từ “và”.

Ví dụ câu ghép: Tôi vừa vào lớp và cô giáo cũng vào ngay sau tôi. 

câu ghép là gì

Các loại câu ghép đẳng lập trong tiếng Việt

* Câu ghép đẳng lập có quan hệ tương phản đối chiếu

Trong câu ghép đẳng lập quan hệ tương phản các câu trong câu ghép này sẽ mang tính chất tương phản, đối với nhau. Quan hệ từ sử dụng để nối các vế câu với nhau thể hiện tương phản đó là “nhưng, mà, song”

Ví dụ: Nó không ăn sáng nhưng đã vội chạy đến trường

Câu ghép chính phụ

Câu ghép chính phụ chính là kiểu câu ghép được nối với nhau bằng một cặp từ hay một quan hệ từ. câu ghép chính phụ cũng có 2 vế gần như câu ghép đẳng lập. Nhưng trong câu ghép chính phụ những vế trong câu lại có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, có sự liên kết với nhau theo quan hệ chính phụ. Do đó, quan hệ trong câu thường rất chặt chẽ, phụ thuộc vào nhau.

Trong câu ghép chính phụ bao gồm nhiều mối quan hệ với nhau. Các từ nối, các cặp từ nối (cặp từ liên kết) thường sử dụng để nối với nhau sẽ thể hiện mối quan hệ đó. Cụ thể:

– Câu ghép chính phụ thể hiện quan hệ lựa chọn: Hoặc – là, hay – là

– Câu ghép chính phụ có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả: Bởi – nên, bởi vì – nên,  vì – nên, do – nên,…

– Thể hiện sự tương phản: Mặc dù – nhưng, tuy – nhưng, dù – nhưng,…

– Câu ghép chính phụ có quan hệ tiếp nối: Vừa – cũng, vừa – đã

– Đồng thời: từ nối vừa – vừa, trong khi – thì,, còn

– Quan hệ về điều kiện – hệ quả: Hễ – mà, hề – thì, nếu như – thì, giá – mà,…

– Thể hiện mối quan hệ thăng tiến: Càng – càng, bao nhiêu – bấy nhiêu,…

– Câu ghép quan hệ bổ sung: trong câu ghép chính phụ dùng các quan hệ từ “không chỉ – mà, không những – mà còn, chẳng những – mà”,…

Câu ghép hô ứng

Câu ghép hô ứng hay còn gọi là câu ghép qua lại. Đây là kiểu câu có mối quan hệ về mặt ngữ nghĩa chặt chẽ nên khó có thể tách rời 2 vế của câu ra thành câu đơn. Trong câu ghép hô ứng thường sử dụng một số cặp từ quan hệ như: “chưa – đã, vừa mới – thì đã, bao nhiêu – bấy nhiêu, vừa – đã, càng – càng, nào – nấy,…”

câu ghép là gì

Câu ghép hô ứng có mối quan hệ chặt chẽ khó tách rời

Ví dụ câu ghép: Tôi còn chưa có mảnh tình nào vắt vai mà bạn thân tôi đã có 2 con.

Câu ghép chuỗi

Câu ghép chuỗi thường có 2 vế câu trở lên, giữa các vế câu thường là quan hệ chuỗi theo dạng liệt kê. Các vế trong câu được ngăn cách bằng các dấu câu: Dấu chấm phẩy, dấu 2 chấm, dấu chấm.

Ví dụ câu ghép: Mây đen kéo đến, gió nổi từng cơn, trời mưa rào rào, đường phố bắt đầu ngập nước.

Câu ghép hỗn hợp

Trong câu ghép hỗn hợp các vế của câu sẽ có mối quan hệ về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp đa dạng. 

Ví dụ cụ thể: Mặc dù tôi đã cố gắng khuyên bảo nó, cùng nó luyện tập nhưng nó lười nên bây giờ nó mới thi điểm thấp.

Câu ghép có tác dụng gì? 

Tác dụng của câu ghép giúp người nghe có thể dễ hiểu hơn, nâng cao hiệu quả trong quá trình giao tiếp, đặc biệt với những vấn đề có liên quan đến nhau về mặt ngữ nghĩa. 

tác dụng của câu ghép trong câu

Tác dụng của câu ghép trong câu như thế nào?

Hơn nữa, câu ghép giúp câu văn, giọng văn của bạn không bị lan man, thiếu ý, giúp khả năng truyền đạt dễ hiểu, mạch lạc, rõ ràng khi giao tiếp hay viết một đoạn văn thuộc thể loại nào đó.

Tuy nhiên khi sử dụng để đạt được hiệu quả bạn nên tìm hiểu kỹ và sử dụng loại câu ghép phù hợp, tương ứng trong các trường hợp cụ thể. Tránh sử dụng lộn xộn, bừa bãi sẽ khiến cuộc giao tiếp trở nên nhàm chán, không đạt hiệu quả như mong muốn.

Trên đây là những chia sẻ về câu ghép là gì? Tác dụng của câu ghép khi sử dụng trong câu. Hy vọng với những kiến thức hữu ích trên của thapgiainhiettashin.com.vn sẽ giúp bạn có thể giải đáp được những thắc mắc của mình.