Tầm quan trọng của việc đánh giá tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt đã và đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với ngành công nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, theo tình trạng chung thì người ta vẫn thường xem trọng hiệu năng hoạt động của tháp nào tốt. Mà bỏ qua đi việc xem nước trong tháp có đạt tiêu chuẩn hay không. Hôm nay, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến tầm quan trọng của việc đánh giá tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt. Để từ đó các bạn có cách xử lý và sử dụng tháp hiệu quả hơn.
Các vấn đề thường phát sinh khi sử dụng tháp giải nhiệt
Khi sử dụng tháp hạ nhiệt nước thì vấn đề thường gặp nhất thường xuất phát từ môi trường nước trong tháp. Những vấn đề đó thường phát sinh ra các tình trạng như:
Cặn bẩn
Do sử dụng nguồn nước không đạt tiêu chuẩn, các cặn bẩn trong nước quá nhiều. Lâu ngày dẫn đến tích tụ thành từng lớp dày ở trong tháp và các đường ống nước.
Rong rêu
Rong rêu là hiện tượng thường gặp và phổ biến nhất khi sử dụng tháp giải nhiệt. Một phần do điều kiện khí hậu, một phần do lượng PH trong nước quá cao dẫn đến việc rong rêu, vi tảo phát triển mạnh.
Vi sinh vật
Cặn bẩn tích tụ và rong rêu xuất hiện chính là điều kiện lý tưởng để hệ thống vi sinh vật phát triển mạnh mẽ hơn. Chúng sinh sôi, phát triển và bám cứng vào thành bồn tháp và các đường ống nước. Gây ra những hệ quả cực kỳ không tốt cho hệ thống tháp giải nhiệt khi vận hành.
Hệ quả của việc nước không đạt tiêu chuẩn
Những vấn đề phát sinh do nguồn nước, khi sử dụng tháp giải nhiệt đều để lại những hệ quả cực kỳ ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Cụ thể như
Hay bị ngừng máy đột xuất
Do cặn bẩn, rong rêu bám cứng nên lượng nước truyền qua lại không đều, hay bị tắc nghẽn. Lượng nhiệt không được tản ra bên ngoài, cho nên hệ thống máy móc hay bị ngừng đột xuất, do hỏng hóc khi hoạt động trong môi trường nhiệt quá cao.
Hiệu quả làm mát bị giảm
Lượng nước truyền bị kém, do cặn bẩn, rong rêu trong đường ống nên hiệu quả làm mát bị giảm sút đáng kể. Không còn đủ khả năng để có thể làm mát đạt tiêu chuẩn cho hệ thống máy móc bên trong nhà máy, xưởng,..
Lượng nước sử dụng lớn
Do hiệu quả làm mát kém, nên hệ thống lại tăng cường lượng nước, nên lượng nước và lượng điện năng sử dụng lớn. Nhưng lại không mang lại hiệu quả làm mát cho hệ thống nhà xưởng bên trong.
Giảm tuổi thọ
Lượng cặn bẩn, rong rêu lâu ngày sẽ gây ra tình trạng bào mòn. Hơn nữa lượng nước và nhiệt trao đổi không hiệu quả. Dẫn đến tháp làm việc quá công suất đẩy nhanh tình trạng hư hỏng, bào mòn các bộ phận, chi tiết đến nhanh hơn. Bên cạnh đó còn tăng chi phí bảo trì, sửa chữa cho hệ thống tháp lên nhiều hơn.
Những tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt cần đạt
Đối với tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt, cần phải đạt chuẩn những thông số sau.
Độ PH
Độ PH là một trong những hình thức đo, biểu thị cho tình trạng axit và bazơ trong nước. Thông thường mức đo độ PH sẽ từ 0 đến 14. Nếu độ PH ở mức 7. Có nghĩa là độ PH ở nước được cân bằng. Đây là nguồn nước lý tưởng để có thể cho tháp hoạt động tốt nhất.
Độ Kiềm
Độ kiềm là mức hình thành cáu cặn cũng như rong rêu bên trong tháp, cho nên tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt phải lưu ý đến mức độ kiềm. Thông thường chỉ số PH >7 có nghĩa là nước có độ kiềm lớn. Nhưng nếu ở dưới mức 8,3 thì vấn đề hình thành cáu cặn này không có gì đáng ngại. Mức trên 8,3 sẽ là mức báo động, môi trường nước lúc này sẽ là điều kiện lý tưởng cho cặn bẩn tích tụ và rong rêu phát triển.
Độ dẫn điện
Nên lựa chọn nguồn nước có độ dẫn điện thấp, để làm giảm mức tiêu hao quá nhiều điện năng khi tháp vận hành. Nước có độ tinh khiết càng cao thì mức độ dẫn điện càng thấp. Nước dẫn điện cao nhất hiện nay chính là nước biển, vì trong nước biển có lượng khoáng chất cao.
Với những thông tin trên đây, chắc chắn sẽ giúp cho bạn hiểu hệ quả của việc tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt không đạt yêu cầu. Từ đó áp dụng những thông số tiêu chuẩn để có thể giúp tháp vận hành tốt nhất, độ bền và tuổi thọ cao nhất.